Lời dạy Cổ Nhân – Làm việc phải biết lưu tâm 2 điều.

"Ngôn chi hữu vật, hành chi hữu độ". Nói năng rõ ràng, hành động chừng mực, đó là tu thân tại nội. Tương giao với những người tu thân tại nội giống như là trà xanh thấm họng, thơm răng thơm miệng, dư vị nồng nàn.

Tu tâm nhất đạo tuyệt đối không phải là chuyện dễ. Sự kỳ diệu của nó nằm giữa ẩn và giữ.

Điều 1: Giữ tâm tự mình hiểu mình

Lã Thị Xuân Thu từng nói: "Muốn chế ngự được người khác đầu tiên phải chế ngự được bản thân mình; Muốn đánh giá được người khác đầu tiên phải đánh giá được chính mình; Muốn hiểu được người khác đầu tiên phải tự hiểu được chính mình".

Những người có thể "nhận biết" được chính mình mới là người thông minh.

Bởi vì "nhận biết" được chính mình nên mới không tự ti và cũng không tự cao tự đại.

Bởi vì "nhận biết" được chính mình nên mới biết được ưu điểm của mình và cũng hiểu rõ được nhược điểm của mình.

Trong cuốn "Hàn Phi Tử" có ghi chép lại một câu chuyện xém chút thất bại vì việc không tự mình hiểu mình như sau:

Một lần, Sở Trang Vương muốn xuất quân tiến đánh nước Việt.

Đại thần Đỗ Tử hỏi: "Tại sao Đại Vương lại muốn thảo phạt nước Việt?"

Sở Trang Vương có chút tự đắc đáp: "Bởi nước Việt chính sự hỗn loạn, quân đội cũng không mạnh".

Đỗ Tử nói: "Trí tuệ của Đại Vương giống như con mắt, có thể nhìn thấy những thứ bên ngoài những lại không nhìn thấy lông mi của mình. Quân đội của Đại Vương từ sau khi bị nước Tần, nước Tấn đánh bại, bị mất hàng trăm dặm đất. Điều này chỉ rõ lực lượng của quân Sở mỏng manh. Có kẻ làm loạn trong chính nước Sở nhưng người làm quan lại không thể ngăn cản. Điều này nói rõ chính sự nước Sở hỗn loạn. Nước Sở quân yếu chính loạn, cũng chẳng kém nước Việt là mấy".

Sở Trang Vương nghe xong tỉnh ngộ, lập tức vứt bỏ suy nghĩ tiến đánh nước Việt, tránh được một trận chiến rất có thể sẽ bị thất bại.

"Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng". Trước khi biết địch nên phải biết ta, đó mới là mấu chốt của thành công.

Người quý là bởi tự mình biết mình. Chỉ khi hiểu được chính mình mới có thể nhìn rõ thế đạo lòng người.

Giữ tâm hiểu mình, chỉ khi biết mình mạnh yếu mới có thể quan sát và nhìn nhận mọi thứ xung quanh.

Việc này giống như trong kinh doanh, chúng ta phải nhìn rõ được điểm yếu, điểm mạnh của bản thân. Qua đó, vận dụng những lợi thế của mình trong việc, cung cấp, bán cái mà thị trường cần, hoặc dẫn dắt doanh nghiệp, tập thể, hoạt động kinh doanh vượt qua những lúc khó khăn.

Điều 2: Giữ tâm biến hóa linh hoạt

Vạn vật biến đổi khôn lường, con người quý ở tư duy linh hoạt.

Tư Mã Thiên từng vận dụng điển cố "Siết chặt khóa đàn" trong "Sử Ký". Phía sau điển cố này là một câu chuyện:

Ngày nọ, có một người nước Tề nghe thấy một người nước Triệu gảy đàn. Tiếng đàn văng vẳng bên tai nhiều ngày không dứt, vô cùng hay và dễ chịu.

Thế vậy người nước Tề quyết tâm xin học đàn từ người nước Triệu. Người nước tề muốn biết làm thế nào mới có được tiếng đàn hay và diệu kỳ đến vậy.

Người nước Triệu trước tiên chỉnh lại dây đàn, người nước Tề trông thấy vậy liền dùng keo gắn chặt những dây đàn mà người nước Triệu vừa chỉnh, rồi vui vẻ cầm đàn về nhà.

Bạn có thể hình dung giống như đánh dấu vậy.

Sau khi về tới nhà, người nước Tề vùi đầu vào gẩy đàn. Nhưng khổ luyện suốt 3 năm mà tiếng đàn không có chút tiến bộ nào.

Người nước Tề vô cùng thất vọng, oán trách người nước Triệu: "Ông ta dạy quá tồi, tôi không có chút tiến bộ nào, vẫn là người không biết gẩy đàn".

 

Có người học nghệ từ người nước Triệu nghe thấy vậy liền cảm thấy vô cùng hiếu kỳ. Tìm người nước Tề hỏi: "Tại sao ông lại nói như vậy?"

 

Người nước Tề lôi cây đàn đã được dùng keo gắn chặt rồi kể khổ.

Mọi người nghe xong chỉ thấy dở khóc dở cười, thi nhau chế giễu người nước Tề ngu dốt không biết biến hóa linh hoạt.

Nghệ thuật học đàn trăm biến vạn hóa. Muốn học đàn hay mà chỉ dùng keo dính chặt dây đàn thực sự khiến người khác phải cười ra nước mắt.

Qua câu chuyện này, chúng ta cần phải hiểu rằng, Học cách biến hóa linh hoạt, tức là học cách nhìn vạn vật bằng con mắt thông thấu và xử lý vạn vật bằng phương thức linh hoạt.

Học, thì phải nhìn vào cái cốt yếu, rồi để tự bản thân rèn luyện để chủ động ứng phó với hàng trăm ngàn điều, tình huống, thiên biết vạn hóa.

 

Giữ tâm biến hóa linh hoạt, tùy cơ ứng biến mới có thể đối ứng trôi chảy trước mọi vật mọi việc.

Tâm chân chính hành động cũng chân chính, tâm lương thiện hành động cũng lương thiện. Con người sống ở đời, làm người làm việc nên lấy tu tâm làm gốc.

 

Đây chính là ý nghĩa lời dặn của Cổ Nhân trong việc - Làm việc phải giữ tâm:

Một là Giữ tâm tự hiểu để theo đuổi chính mình tốt hơn;

Hai  là Giữ tâm biến hóa linh hoạt để ứng phó với sự đời vạn biến.

Mong rằng, Videos này sẽ hữu ích với các bạn.
 

Nếu bạn thấy hay, hãy để lại bình luận và nhấn đăng ký kênh của tôi.

Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn.

Viết bình luận của bạn