Đàm phán khéo léo kiểu gì để bán được hàng cho khách?

Đàm phán khéo léo để bán hàng cho khách

 

Khi bán hàng bạn chỉ có thể gây sự chú ý với khách hàng bằng 2 cách: một là sản phẩm của bạn phải thực sự khác biệt, hai là sản phẩm của bạn có giá rẻ nhất nhưng chất lượng tốt. Khách hàng luôn quan tâm đến lượng tiền họ bỏ ra và chất lượng sản phẩm mang lại là gì. Làm sao để đàm phán, thuyết phục khách hàng dùng sản phẩm của bạn?

 


1. Luôn nói đúng giá trị của sản phẩm
Không bao giờ được để bản thân mình rơi vào tình trạng không hiểu rõ giá trị của sản phẩm và phải xin lỗi khách hàng. Bạn chỉ có thể làm được điều đó nếu có thông tin hỗ trợ cần thiết đối với giá của bạn. Hãy tạo cho sản phẩm của bạn có thêm giá trị bằng cách dựa vào những ưu điểm thực tế của sản phẩm mà sản phẩm cùng loại không có. Mục đích của bạn là giúp khách hàng hiểu được giá trị thật của những gì mà bạn bán cho họ.
2. Thận trọng khi giảm giá
Với khách hàng không có tiềm năng thì dù bạn có cố gắng đến đâu họ cũng không thể thấy được giá trị của sản phẩm bạn mang lại. Nhưng với khách hàng tiềm năng thì khác. Họ nhìn thấy và trân trọng những giá trị của sản phẩm. Hãy giảm giá và tìm cách bán hàng cho họ. Nhưng khi bạn đã có nhiều khách hàng tiềm năng hơn, bạn sẽ thấy rằng nếu không bán được cho người này thì bán cho người khác. Nhưng đừng giảm giá quá nhiều và quá nhanh bởi cách đó sẽ khiến khách hàng nghi ngờ về giá trị thật của sản phẩm cũng như chính bạn đang hạ thấp giá trị của sản phẩm.

Cách tốt nhất, bạn nên có một lý do chân thành hoặc một cái cớ hợp lý. Ví dụ:

Bạn có thể đưa ra chương trình của công ty: Chị ơi, bên hãng đợt này có chương trình trợ giá cho khách hàng mới, em giảm giá cho chị luôn trên đơn chị nhé.

Hoặc, đợt này công ty có hỗ trợ quà khuyến mại cho khách hàng mới khi chị mua hàng.
3. Nên hay không cần thương lượng
Với các khách hàng cần phải biết khi nào cần thương lượng. Với giai đoạn bạn chuẩn bị cho ra mắt các sản phẩm mới, nếu khách hàng muốn mua với số lượng lớn hãy chú trọng tới 
kỹ năng đàm phán với họ. Việc đàm phán cần dựa trên việc giá cả, lợi ích của cả 2 bên khi hợp tác với nhau lâu dài.

Đặc biệt, để tránh rơi vào bẫy giá thấp, bạn nên đưa ra quy định về sản lượng hoặc doanh số ngay từ đầu.
4. Tự tin
Có thể khách hàng của bạn sẽ hỏi: “Tại sao tôi mua ở chỗ kia rẻ hơn?”.

Đầu tiền, sẽ có hai khả năng xảy ra:

Trường hợp Một, khách hàng cố tình nói vậy để đàm phán giá tốt hơn.

Trường hợp 2, sự thật đúng là đơn vị khác bán rẻ hơn.

Bước 1: Bạn không nên vội vàng hạ giá luôn cho khách, bởi khi làm vậy, khách hàng dù mua hay không mua, đều sẽ nghĩ bạn đang bán giá đắt cho khách.

Bước 2: Hãy hỏi lại và phân tích trong đầu các khả năng liệu thực sự có đối thủ có bán giá thấp hơn thật không. Ví dụ: Ôi, vậy á, chị có thể cho em xem được không. Họ đăng giá bán giảm ở đâu vậy chị. Hoặc để em báo lên công ty phân phối để họ làm việc với đơn vị đó chị nhé.

Bước 3: Sau đó bạn hãy cho họ thấy quyền lợi, chất lượng và sự bảo hành của bạn đối với sản phẩm để họ yên tâm.

Bước 4: Sau khi đã tìm hiểu và nắm bắt được vấn đề, hãy phân tích cho họ một số các trường hợp tại sao đơn vị đó giảm giá bán. Ví dụ: Chị

 

Sự quả quyết của bạn chính là công cụ quan trọng nhất mà bạn có để giải toả những thắc mắc hay phản ứng về giá, cũng như tại thời điểm cần đàm phán về giá. Hãy luôn tự tin vào chính mình và chính sản phẩm của bạn chắc chắn khách hàng sẽ có niềm tin.

Viết bình luận của bạn