Cổ nhân dạy: "Thuật nhìn người": sở hữu một điều trong 3 năng lực này cũng đủ thành công.
Hàng nghìn năm trôi qua, cổ nhân đã đúc kết không ít “thuật nhìn người”, cho hậu thế những phương pháp để nắm bắt nhân tâm.
Sau đây, tôi xin chia sẻ 3 điều sau đây "không hề đơn giản", có thể làm được chuyện lớn, thành công vang dội và khẳng định chính mình với đời.
Điều số 1: Làm chuyện gì cũng kiên trì đến nơi đến chốn
Người ta thường nói, đã là vàng thì sớm muộn cũng phát sáng, mà người làm chuyện gì cũng có đầu có đuôi thì thuộc loại vàng hiếm có khó phát hiện.
Danh thần nhà Đường, Hàn Dũ từng nói: “Sự nghiệp phải dựa vào sự chăm chỉ, trong rủi ro có cái may. Hành động thành công là ở tư tưởng, thành hay bại đều tại đó”.
Cho dù làm nghề gì, con người cũng không được hoang tưởng một đêm phát tài, một bước thành danh, nếu không có tích lũy thì chắc chắn không thể tiến bộ. Làm người và hành sự cũng như vậy. Nhất là khi bạn phải dẫn dắt, lãnh đạo cả một tập thể, thì trở thành một người lãnh đạo có Tư Tưởng lại càng quan trọng.
Điều số 2. Kiên định - Không bị lay động trước ý kiến của đám đông
Bản sắc của bạn là gì ?
Trong lúc suy xét việc này có đáng để làm hay không, bạn đừng bao giờ để lời nói của người khác lay động, mà hãy sử dụng kinh nghiệm và tri thức của mình để phân tích tốt xấu rồi mới đưa ra quyết định. Nếu chỉ biết “cuốn theo chiều gió”, dễ bị yếu tố bên ngoài tác động, cho dù ý tưởng của bản thân là đúng đi chăng nữa thì bạn cũng không dám thử sức, cuối cùng lại thất bại trong đau đớn, phải chấp nhận cuộc sống bình thường, không có màu sắc của riêng mình.
Thời kỳ Tam Quốc, Tào Tháo nắm giữ mấy trăm nghìn đại quân, rầm rộ tiến về Giang Đông, chuẩn bị tiêu diệt Đông Ngô. Văn võ đại thần Đông Ngô thất kinh hồn vía, sợ đến mức ngủ không yên, lũ lượt kiến nghị Tôn Quyền chủ động đầu hàng.
Theo cách nhìn nhận của những kẻ này, quân Tào có khí thế hung tàn, giết người như rơm rạ, Đông Ngô chỉ với hơn trăm nghìn tướng sĩ cơ bản không phải là đối thủ của quân Tào. Nếu đôi bên giao tranh, chắc chắn thương vong vô số.
Mặc dù Tôn Quyền chưa thể đưa ra chủ ý trọng đại nhưng cũng không hề hoảng loạn. Sau khi thương nghị cùng đô đốc Chu Du, Tôn Quyền đã bác bỏ ý kiến đầu hàng Tào Tháo, quyết định chiến đấu một trận sống còn với kẻ địch.
Cuối cùng, liên quân Tôn Quyền và Lưu Bị đã đánh bại Tào Tháo trong trận Xích Bích, khẳng định chỗ đứng vững chắc trong thời Tam Quốc. Nếu như Tôn Quyền nghe theo lời của quan thần, thuận theo ý kiến của đám đông mà đầu hàng Tào Tháo thì Đông Ngô đã không còn tồn tại, kết cục của Tôn Quyền cũng rất thảm.
Điều cuối cùng. Biết kiểm soát cảm xúc
Người ta nói: Tức giận là bản năng, kiềm chế sự nóng nảy là một loại năng lực.
Nếu quan sát kỹ, người thường xuyên tức giận, nói một câu lại nổi đóa thì cơ bản không hề có bản lĩnh, cuộc sống và sự nghiệp không suôn sẻ. Nguyên nhân rất đơn giản: Tức giận với những chuyện nhỏ nhặt chứng tỏ nội tâm yếu đuối, khó làm nên chuyện lớn.
Ngược lại, người làm chuyện đại sự rất ít nổi nóng bừa bãi, cho dù trong lòng tức giận đến mấy nhưng ngoài mặt vẫn giữ được sự bình tĩnh, cho người khác cảm nhận được sự trầm ổn và đáng tin cậy.
Người có thể kiểm soát cảm xúc lúc nào cũng thâm sâu khó lường, làm việc quả quyết, không loanh quanh vòng vo, biết nắm bắt thời cơ để hành động.
Trong tổ chức của tôi, Group nơi tôi đang làm việc, với người thầy mà đã cho tôi những kiến thức như ngày hôm nay, tôi cũng đã phải trải qua không ít lần uất nghẹn có, ứa nước mắt cũng có, cay đắng có, nhất là sau những lần tôi thất bại, hoặc vấp ngã cũng có thể nói là vỡ nợ. Sau này tôi mới hiểu trong một lần thầy tôi có nhắc, đó là để tôi học được cách kiểm soát cảm xúc.
Videos này, cũng là một cách, tôi chia sẻ lại những gì tôi học được từ người thầy tôi, từ tổ chức tôi đang làm việc.
Hi vọng Videos này sẽ hữu ích với các bạn, hãy để lại bình luận và nhấn đăng ký kênh để ủng hộ chúng tôi nhé.
Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn.