Bị sỉ nhục, nói xấu thì nên làm gì ?

Bất luận trong cuộc sống gặp phải điều gì thì đều có cách để giải quyết toàn vẹn. Vậy có những lúc vô duyên vô cớ bị người khác sỉ nhục nói xấu, thì nên phản ứng lại thế nào?

 

Trong kinh Phật có nói, con người phải gió thổi tám hướng cũng không động.

Có một câu thành ngữ là “Hô ngưu hô mã”, nghĩa là dù người khác có chửi bới, hay khen ngợi, cũng không buồn so đo. Thành ngữ này bắt nguồn từ một câu chuyện mà Trang Tử kể.

Có một người tự nhận mình là thông thái, tên là Sĩ Thành Khởi. Ông ta thường nghe mọi người khen ngợi Lão Tử có trí tuệ siêu nhiên vượt bậc, vậy là vượt chặng đường dài đến bái kiến Lão Tử.

Thấy nhà của Lão Tử bừa bộn như ổ chuột, thì tức giận nói: “Nghe mọi người nói ngài là thánh nhân trí tuệ cao siêu, ta băng qua mấy trăm dặm đường đến gặp ngài, không ngờ ngài chẳng khác gì con chuột!”.

Lão Tử nghe xong không hề có phản ứng. Sĩ Thành Khởi chửi xong liền bỏ đi. Hôm sau, ông ta cảm thấy mình có lỗi, bèn đến xin lỗi Lão Tử.

Lão Tử điềm nhiên nói: “Thánh nhân với không thánh nhân gì chứ, thứ danh hiệu ấy ta sớm đã vứt bỏ nó như chiếc giày rách rồi. Ta nếu đã đắc được đại Đạo, thì dù ngươi có chửi ta là trâu, là ngựa, là chuột, thì cũng có quan hệ gì chứ? Ta vẫn là ta”.

Người sống trên thế gian, khó tránh khỏi có lúc bị người khác tức giận, phê phán chỉ trích, thậm chí là vu khống bôi nhọ, nếu bạn vì thế mà tức giận, thì thật là không đáng!

Trong kinh Phật nói, con người phải gió thổi tám hướng cũng không động. Đối với sự phỉ báng của người khác, càng phản ứng kịch liệt thì càng không có hồi kết, chi bằng cứ án binh bất động, coi như nước đổ lá khoai!

 

Trang Tử đã từng nói đến một ví von khá thú vị là “thuyền không”. Nếu như bạn đang ngồi chèo thuyền, có một chiếc thuyền khác đi qua, người trên thuyền không giỏi chèo lái, đâm vào thuyền của bạn, lúc này rất có thể bạn sẽ tức giận.

Nhưng nếu trên chiếc thuyền đó không có người, là một chiếc thuyền trống không, gió thổi tới, liệu bạn có tức giận không?

Căn bệnh phổ biến của mọi người đó là quá đề cao bản thân, quá coi trọng chính mình, tự coi mình là cái rốn vũ trụ.

Quá coi trọng bản thân, sẽ dễ tranh chấp với mọi người, nếu như có tâm thái “thuyền không”, vậy thì cuộc đời sẽ bớt đi tranh giành, con người sẽ bớt tức tối nổi giận.

Có nhiều chuyện trong cuộc sống, chỉ dựa vào việc tức giận sẽ không giải quyết được vấn đề, thản đãng vứt bỏ, không tự cho mình là trung tâm, sẽ dễ dàng hóa giải mọi mâu thuẫn.

 

Người lãnh đạo giỏi, là người biết bỏ cái tôi của mình đi.

“Người thiện, thì ta thiện; người không thiện, ta vẫn cứ thiện, đó chính là thiện”. Trong mọi việc con người đều lưu giữ thiện tâm, lấy thiện đãi người, dù có chịu thiệt thòi trước mắt thì cũng không mất đi tín niệm trong lòng, như vậy sẽ được người yêu mến, được trời đất phù trợ, chính là thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Tỉ như sông và biển đều hình thành từ nước, thế nhưng tại sao sông lại chảy ra biển, biển đón lấy nước sông? Lão Tử cho rằng đó là bởi vì biển nằm ở phía dưới các con sông, “vì ở chỗ thấp, nên làm vua trăm thung lũng”.

Người lãnh đạo, muốn quy phục lòng dân, bỏ qua cái tôi, để dẫn dắt tập thể đi đến thành công thì phải biết khiêm nhường, trước mặt người dân thì lời nói phải khiêm tốn, suy nghĩ trước sau, hay còn gọi là “chịu ở nơi thấp”, “chịu lánh phía sau”, từ đó mà khiến cho “thiên hạ vui vẻ mà không phiền lòng”, tạo thành cục diện bình ổn trăm sông ra biển, vạn người  nghe theo.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để xem Video này.

Nếu bạn thấy Video này hữu ích, hãy để lại bình luận, nhấn lại và đăng ký kênh để ủng hộ chúng tôi.

Cảm ơn các bạn.

 

 

 

Viết bình luận của bạn