9 kinh nghiệm xương máu bạn cần biết khi mở cửa hàng kinh doanh

Các cụ bảo “Phi thương bất phú”, mở một cửa hàng kinh doanh và biết đâu, là một hệ thống cửa hàng để thêm thu nhập là rất tốt.

Để các bạn có thêm kinh nghiệm và tự tin khi mở cửa hàng, sau đây tôi xin chia sẻ với các bạn trong Video này:

 

9  kinh nghiệm xương máu bạn cần biết khi mở cửa hàng kinh doanh

Kinh nghiệm 1. Có kiến thức "uyên thâm" về sản phẩm

Vâng, bạn không thể bán thứ mà bạn không biết về nó. Khi bạn càng hiểu biết sâu về sản phẩm bao nhiêu thì cơ hội bán hàng càng lớn bấy nhiêu vì nó giúp bạn thuyết phục khách hàng khi khách còn đang băn khoăn.

Việc hiểu biết về mặt hàng mình bán cũng giúp bạn cập nhật được xu thế, nhu cầu của khách hàng. Nó sẽ giúp bạn tìm được nhu cầu thực sự của khách hàng, từ đó bạn sẽ bán những sản phẩm phù hợp nhu cầu của phần lớn khách hàng. Có một câu nói rất hay là “Đừng bán thứ bạn có, hãy bán thứ khách hàng cần”.

Thực chất của kinh doanh là giải quyết nhu cầu của người khác. Để có thể cung cấp tốt một dịch vụ bạn không chỉ cần hiểu mà còn cần kiến thức sâu về sản phẩm.

Kinh nghiệm 2. Bán sản phẩm tốt nhất cho khách hàng

Ai đi kinh doanh cũng đều quan tâm đến lợi nhuận. Tuy nhiên,  không vì thế bạn chấp nhận bán những sản phẩm dởm, giá rẻ, hàng hết đát cho khách hàng. Việc buôn bán chộp giật sẽ không bao giờ là bền lâu.

Tôi biết, có rất nhiều chủ cửa hàng hiện nay, do áp lực doanh thu, chi phí, nên họ chọn các dòng sản phẩm 3 không:

  1. Công ty Không hỗ trợ Marketing.
  2. Công ty Không  quy mô, thương hiệu
  3. Không có hệ thống nhân sự phục vụ để hỗ trợ khi gặp các sự cố về chất lượng, hoặc bảo hành, đổi trả, chạy chương trình, vân vân.

Miễn trước mắt có lợi nhuận cao, bạn mua đứt bán đoạn.

Tôi đồng ý, có thể trước mắt đem lại lợi nhuận cao nhưng về lâu dài thì giống như bạn tự bắn vào chính mình. Bạn sẽ không có thương hiệu tốt và tất nhiên dần dần khách hàng sẽ biết bản chất thật sản phẩm của bạn, lúc đó họ sẽ từ bỏ bạn. Bởi, tôi chắc chắn rằng, bạn cũng không thể xử lý rủi ro, sự cố về sản phẩm khi chỉ có một mình bạn.

Tiền mất có thể tìm lại được nhưng uy tín đã mất thì rất khó tìm lại được. Khi bạn bán 1 thứ tốt lành thì sẽ có được uy tín, được lợi nhuận lâu dài.

Bởi vậy, việc chọn một sản phẩm uy tín hay còn gọi là sản phẩm Key trong cửa hàng của bạn đảm bảo được đầy đủ các tiêu chí về Marketing, bảo hộ,…, để bạn vừa an tâm tối đa được lợi nhuận vừa an tâm phát triển giữ chân khách hàng là một điều cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn duy trì và phát triển cửa hàng của mình.

Kinh nghiệm 3. Chiến lược kinh doanh phù hợp với các sản phẩm, đối tượng mà bạn cung cấp.

Chiến lược kinh doanh hiệu quả là bài toán cực kỳ khó đối với mọi người làm kinh doanh. Để kinh doanh hiệu quả ta cần có các kế hoạch dài hạn một cách rõ ràng. Các cách thức, con đường để hoàn thành mục tiêu.

Có thể trước đây, khi bạn gần như là cửa hàng đầu tiên, duy nhất tại khu vực. Nhưng hiện tại, bạn hãy nhớ, có đến 10 – 20 cửa hàng mọc lên cạnh tranh với bạn, tương lai, có thể còn nhiều hơn nữa, bởi bây giờ là thời đại 4.0. Họ ko chỉ cạnh tranh trực tiếp với bạn qua kênh truyền thống, mà còn qua kênh online – mạng xã hội – thương mại điện tử như shopee – Lazada.

Đầu tiên bạn phải xác định rõ nguồn doanh thu , khách hàng mục tiêu của bạn. Sau đó lên kế hoạch chi tiết các bước thực hiện. Ở mỗi bước ta lại chia nhỏ ra các việc cần làm và ghi rõ dự kiến thời gian, công sức để làm việc đó.

Sau mỗi 1 việc nhỏ ta lại tự tổng kết lại xem đã làm đúng hay chưa? Có cần điều chỉnh gì cho phù hợp hay không? Tại mỗi thời điểm kinh doanh thì chiến lược có thể thay đổi nhưng mục tiêu thì không. Bạn phải kiên trì và tìm mọi cách để đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Ngoài việc quan tâm đến mục tiêu, bạn cần nắm bắt xem chiến lược marketing nào sẽ phù hợp với mặt hàng và điều kiện kinh doanh hiện tại của bạn.

Kinh nghiệm 4. Xác định mô hình kinh doanh

Bạn muốn kinh doanh theo mô hình truyền thống hay online? Hay kết hợp giữa truyền thống và online?

  • Mô hình kinh doanh truyền thống kết hợp online

Ưu điểm: Đây là mô hình khá hiệu quả bởi vì bạn vừa có cửa hàng trực tiếp tại 1 vài địa chỉ cố định, vừa có cửa hàng trực tuyến. Khách hàng có thể xem hàng trên trang của bạn sau đó đến trực tiếp cửa hàng để thử, cảm nhận, đánh giá sản phẩm. Khách hàng cũng tin tưởng cửa hàng của bạn hơn khi bạn có 1 cửa hàng.

Nhược điểm: Bạn phải thuê mặt bằng với giá khá đắt. Chưa kể đến các chi phí khác như nhân sự, điện nước, nhân viên, các khoản thuế phí phát sinh., Chi phí bỏ ra sẽ kéo giá bán sản phẩm của bạn tăng lên. Bạn sẽ khó cạnh tranh với các cửa hàng khác có chi phí thấp hơn hoặc cạnh tranh giá với các cửa hàng chỉ bán online.

  • Mô hình kinh doanh online

Ưu điểm: Là mô hình được nhiều người khởi nghiệm chọn vì chi phí vận hành thấp, không mất tiền chi phí mặt bằng, thuế phí, điện nước, trang trí…

Nhược điểm: Vì là kinh doanh online nên bạn sẽ không có địa điểm cửa hàng đẹp, bạn sẽ mất cơ hội bán cho khách hàng mua theo cách truyền thống (khách hàng vãng lai, đi qua cửa hàng ghé vào mua).

Bán hàng online không có cửa hàng nên bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để tạo uy tín cho cửa hàng và khiến khách hàng tin tưởng.

Gần đây, để kết hợp cả ưu điểm của kênh online và truyền thống, tôi cũng đang làm việc với rất nhiều các anh chị chủ cửa hàng ở Thanh Hóa, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc  để hoạch định lại mô hình kinh doanh. Đó là kết hợp giữa thế mạnh sẵn có của mình trong kênh truyền thống, và xây dựng hệ thống sỉ qua kênh online.

Như vậy, mô hình kinh doanh của cửa hàng lúc này sẽ là:

Kênh 1: Bán lẻ truyền thống

Kênh 2: Bán sỉ online. Và tôi sẽ giúp các cửa hàng tuyển dụng và xây dựng hệ thống bán sỉ online.

Kênh 3: Kết hợp sỉ - lẻ online qua Fanpage + Website + Shopee, Lazada.

Cả 3 kênh này đều có tác dụng tương hỗ cho nhau và giúp tăng cường hình ảnh, cũng như doanh thu của cửa hàng trên cả 3 mặt trận.

Các bạn quan tâm về vấn đề này, có thể truy cập vào Fanpage, Website của tôi, hoặc Comment ở dưới, chúng tôi sẽ liên hệ, hỗ trợ bạn miễn phí.

Kinh nghiệm số 5. Làm thế nào để bán được hàng?

Đây là câu hỏi không chỉ của riêng ai. Để bán được hàng trước hết bạn phải tiếp cận được khách hàng mục tiêu thông qua các phương thức quảng cáo Facebook, Google Adword…

Sau đó là sản phẩm của bạn phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Giá sản phẩm tốt chưa, giá có cạnh tranh không ?. Phương thức mua hàng phải thuận tiện như hỗ trợ giao hàng tận nơi, hỗ trợ mang nhiều sản phẩm cho khách hàng chọn…

Đặc biệt, để tối đa được lợi nhuận, bạn cần phải lựa chọn các dòng sản phẩm Key, độc quyền chỉ bạn mới có. Vậy bạn đã có kỹ năng tư vấn bán hàng tốt chưa, kỹ năng thuyết phục, đàm phán tốt chưa ?, kỹ năng đào tạo, và lãnh đạo, chỉ huy nhân sự của bạn tốt chưa ???

Kinh nghiệm 6. Nên duy trì các hoạt động trên tương tác Facebook nhóm Zalo khách hàng thân thiết thường xuyên

Dù là kinh doanh online hay truyền thống. Bạn cũng nên có cho mình một phễu khách hàng để thu hút và chuyển đổi khách hàng từ khách hàng mục tiêu sang các cấp độ khách hàng sau này.

Và để giữ chân và duy trì khách hàng, thì bạn cần phải thường xuyên có thông tin cập nhật hàng giờ, hàng ngày, để khách hàng dễ dàng nắm bắt, theo dõi. Ví dụ: các chương trình khuyến mại, các chương trình giảm giá shock giờ vàng, hay các hoạt động Livestream tư vấn dinh dưỡng miễn phí, tư vấn bán hàng, đào tạo kinh doanh miễn phí, …

Kinh nghiệm 7: Kênh hoặc ứng dụng chăm sóc khách hàng than thiết.

ở đây, tôi muốn chia sẻ với các bạn về việc cách thức bạn quản lý data khách hàng là gì ?

Tôi biết, có rất nhiều cửa hàng hiện nay, mặc dù có mua phần mềm bán hàng, nhưng lại rất lười trong việc quản lý data khách hàng.

Từ số điện thoại, tên của khách hàng, chưa nói đến: sinh nhật của khách hàng, nghề nghiệp, nơi làm việc của khách.

Có thể, nếu phần mềm quá khó với bạn, vậy có khó không nếu bạn lập một Groups khách hàng Zalo, Viber để luôn cập nhật hoặc chăm sóc họ.

Với các cửa hàng trong công ty phân phối của tôi, tôi thường khuyên họ, hãy phân loại khách hàng và tạo ra từng nhóm khách hàng để có thể chăm sóc họ một cách dễ dàng hơn. Ví dụ:

Nhóm 1: Khách hàng thân thiết. Là những khách hàng đã mua hàng tại cửa hàng của bạn. Bạn hãy nhờ họ cho bạn chút thời gian để kết bạn Zalo và mời họ vào nhóm. Để bạn thường xuyên đăng sản phẩm mới, giá bán khuyến mại, giảm giá trong ngày, để họ biết.

Nhóm 2: Nhóm khách hàng ở cấp độ cao hơn như khách hàng Vip, cộng tác viên chẳng hạn. Nhóm này để bạn có thể chăm sóc với khách hàng thường xuyên, chân thành và chu đáo hơn bằng các chương trình đặc biệt hơn.

Cao cấp hơn như tôi, thì đang ứng dụng các phần mềm CRM để quản lý khách hàng từ tổng đài chăm sóc, cho đến Messenger, Groups Facebook, Zalo …

Tôi có thể tư vấn chi tiết cho các bạn về việc cách Chăm sóc khách hàng qua Video sau hoặc, nếu bạn quan tâm thì có thể để lại bình luận ở phía dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn.

Kinh nghiệm 8. Tìm hiểu về phương thức giao hàng

Bạn nên nhớ, giờ là thời đại số, khách hàng có nhiều sự lựa chọn mua hàng. Họ chỉ cần ngồi nhà, thì các đơn vị bán hàng trên Facebook, shopee, Lazada có thể giao hàng tận nơi, đổi trả miễn phí.

Còn bạn thì sao, bạn cũng cần phải có phương án giao hàng cho khách. Bạn có thể tự đi giao, thuê đội Shiper chuyên nghiệp giá rẻ, thuê các công ty vận chuyển như GiaoHangNhanh, Thuê xe ôm…

Với khách hàng ở xa: Bạn tìm hiểu về cách giao hàng COD tại Bưu điện hoặc hướng dẫn khách hàng chuyển khoản ngân hàng theo các tài khoản đã mở rồi gửi hàng theo xe khách…

9. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng

Từ trước tới nay, có rất nhiều cửa hàng kinh doanh vẫn tiến hành rất thủ công, việc ghi chép thông qua sổ sách gặp rất nhiều trở ngại, gây khó khăn cho người quản lý cửa hàng khi muốn xem xét tình trạng các mặt hàng còn hay hết, cũng như rất khó có thể thống kê nhanh chóng được doanh thu của cửa hàng theo ngày, theo tháng, theo quý…

Để không phải bỏ quá nhiều công sức vào quản lý cửa hàng cũng như tính toán sổ sách, chủ cửa hàng nên sắm cho mình một phần mềm bán hàng . 1 Phần mềm quản lý bán hàng tốt sẽ giúp chủ cửa hàng tính tiền, in hóa đơn nhanh chóng mà không cần phải nhớ giá hay tính nhẩm nữa.

Ngoài ra, còn giúp bạn thống kê, theo dõi các khách hàng thân thiết, tích điểm đổi quà cho khách, qua đó có các phương án chăm sóc khách hàng cụ thể.

Trên đây, là 9 kinh nghiệm xương máu tôi tổng hợp sau hơn chục năm hoạt động trong lĩnh vực phân phối, bán hàng bằng chính các công ty Marketing, công ty phân phối các sản phẩm tiêu dùng nhanh của tôi.

Hi vọng, Video này giúp ích cho các bạn.

Nếu bạn thấy Video này hữu ích, hãy nhấn Like và đăng ký kênh để ủng hộ chúng tôi.

Xin cảm ơn và hẹn gặp lại bạn trong các Video sau.

 

 

Viết bình luận của bạn