Tuần đầu tiên sau khi chào đời ba mẹ cần: Làm quen với trẻ

Tuần đầu tiên trong cuộc đời bé có thể là thời gian đặc biệt và nhiều bỡ ngỡ đối với người mẹ. Bà mẹ có thể không thể tưởng tượng cuộc sống nếu không có đứa con bé bỏng của mình và cũng ngạc nhiên khi cuộc sống của mình thay đổi rất nhiều chỉ sau một đêm. Mặc dù bé vừa chào đời, nhưng có rất nhiều điều có thể xảy ra trong quá trình tăng trưởng và phát triển của chúng trong tuần đầu tiên.

1. Cân nặng của trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên

 

Khi mới sinh, một em bé sơ sinh được phân loại theo một trong ba cách: nhỏ đối với tuổi thai (SGA), trung bình đối với tuổi dự kiến ​​hoặc lớn đối với tuổi thai (LGA). Chiều cao và cân nặng chính xác của em bé sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc trẻ có được sinh đủ tháng hay sinh non, vì vậy khi sinh, nhân viên y tế sẽ đánh giá em bé dựa trên mức trung bình của độ tuổi đó.

Bé có thể sụt cân sinh lý trong tuần đầu tiên nhưng điều này là bình thường ở hầu hết trẻ sơ sinh.

Theo các chuyên gia cho biết hầu hết trẻ sơ sinh giảm khoảng 10% trọng lượng ban đầu trong ba đến bốn ngày đầu tiên sau sinh và thường lấy lại được cân năng ban đầu sau 7 ngày. Sau khi tăng cân trở lại, trẻ 1 tuần tuổi tăng cân rất nhanh, khoảng 0,1 đến 0,2 kg mỗi tuần trong vài tháng đầu.

2. Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

 

Khi được 1 tuần tuổi, em bé phải cố gắng để thích nghi cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Vậy việc ưu tiên hàng đầu là gì? Hãy cho trẻ bú sữa mẹ, tiêu hóa và thích nghi hệ thống miễn dịch và hệ thống tiêu hóa của chúng với hệ khuẩn đường ruột khác với hệ vi sinh vật từ mẹ.

Ngay bây giờ, em bé phụ thuộc rất nhiều vào khứu giác và cảm giác xúc giác, vì vậy, điều quan trọng là phải tiếp xúc với da nhiều nhất có thể trong tuần này. Bà mẹ cũng có thể nhận thấy rất nhiều phản xạ từ rất sớm của trẻ, chẳng hạn như có vẻ giật mình hoặc trông giống như trẻ đang run rẩy, cả hai đều là phản xạ bình thường.

Một điều rất quan trọng ở trẻ sơ sinh là kiểu thở, khi được 1 tuần tuổi, nhịp thở của bé sẽ không đều, với các cơn ngưng thở bình thường. Điều này có thể đáng sợ khi chứng kiến ​​xảy ra lần đầu tiên, nhưng hơi thở không đều ở trẻ sơ sinh là triệu chứng bình thường, đặc biệt là trong khi ngủ. Tất nhiên, bố mẹ cũng phải luôn theo dõi trẻ thở và tuân thủ theo các hướng dẫn về giấc ngủ an toàn.

Tuần này trẻ sẽ có các cử động như trẻ di chuyển cả tay và chân đồng thời, ngẩng cao đầu khi nằm sấp. Nhìn chằm chằm vào các vật ở gần mặt và cách xa khoảng 12 đến 15 inch, đó là khoảng cách của một em bé bú mẹ nhìn vào mặt mẹ. Các bé cũng có thể nhìn thấy các mẫu đơn giản, độ tương phản cao tại thời điểm này, nhưng tầm nhìn của trẻ sẽ nhanh chóng mở rộng trong vài tháng tới. Ngoài ra, trẻ cũng có thể phản ứng với những tiếng động lớn và nhìn, theo dõi các vật thể ở trước mặt.

3. Trẻ 1 tuần tuổi uống bao nhiêu ml sữa

 

Đối với em bé 1 tuần tuổi, bà mẹ có thể chọn cho bé bú trực tiếp sữa mẹ, vắt sữa mẹ vào bình sữa, sữa công thức từ bình hoặc hỗn hợp sữa mẹ và sữa công thức.

Trong 24 giờ đầu tiên sau khi em bé chào đời, người mẹ có thể nhận thấy chúng có vẻ rất buồn ngủ và không hứng thú với việc ăn uống. Điều này có thể là bình thường khi em bé hồi phục sau khi sinh (đặc biệt khi bà mẹ phải rặn rất nhiều), vì vậy chỉ cần kiểm tra xem em bé của bạn đã ăn đủ bằng cách đếm có bao nhiêu tã ướt và bẩn, ngủ có đủ 2-3 giờ không.

4. Vấn đề ngủ trẻ trẻ 1 tuần tuổi

 

Em bé 1 tuần tuổi sẽ ngủ rất nhiều nhưng không nhất thiết là vào ban đêm. Mặc dù bố mẹ có thể thử tập luyện giấc ngủ, em bé 1 tuần tuổi vẫn đang học cách điều chỉnh cuộc sống bên ngoài bụng mẹ, vì vậy tuần này tất cả sẽ diễn ra theo tự nhiên. Cứ để trẻ ngủ bất kỳ lúc nào và ngủ khi chúng buồn ngủ.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (APP) khuyến cáo về giấc ngủ của trẻ như sau:

  • Không ngủ chung
  • Cho trẻ nằm riêng trong sáu tháng đầu tiên của trẻ và nằm trên nôi hoặc cũi gần giường của mẹ, nhưng không phải trên cùng bố mẹ trên giường
  • Luôn luôn đặt em bé ngủ trên lưng (không bao giờ nằm ​​nghiêng hoặc nằm sấp) trên một bề mặt phẳng, chẳng hạn như một chiếc nệm cũi chắc chắn được bao phủ bởi một tấm bảo vệ vững chắc.
  • Không nên có gì bất kỳ đồ gì trong cũi, kể cả những đồ vật mềm như gối và đồ chơi. AAP cũng khuyến cáo không nên sử dụng bất kỳ loại tấm lưới, kể cả các loại có thể thở được, vì chúng chưa được chứng minh là an toàn cho giấc ngủ.
  • Nếu bố mẹ gặp khó khăn khi cho bé ngủ trong cũi, hãy cân nhắc sử dụng nôi thay thế. Một cái cũi kích thước thông thường đôi khi quá lớn đối với một đứa trẻ sơ sinh. Việc quấn tã giúp bé ngủ, ngủ ngon và được vỗ về nhanh chóng, đặc biệt là khi trẻ sơ sinh.

Để giúp mọi người trong gia đình ngủ đủ giấc, cha mẹ có thể cố gắng thay phiên nhau chăm sóc em bé vào ban đêm, ngủ trưa vào ban ngày khi bé ngủ và nhờ sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè khi có thể. Chồng hoặc vợ có thể giúp đỡ vào ban đêm bằng cách thay tã cho em bé, cho bé ăn và đặt trở lại giường.

5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ

 

Bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu trong tuần đầu tiên sau khi chào đời:

  • Nếu màu da hoặc mắt của bé ngày càng vàng hơn
  • Nếu trẻ không bú mẹ hoặc không bú được bình tốt
  • Nếu trẻ khó thức dậy hoặc không ngủ chút nào
  • Nếu trẻ quấy khóc nhiều.

 


 

Viết bình luận của bạn