Trẻ hăm tã nặng: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn, hiệu quả

Khi bé bị hăm tã nặng với biểu hiện vùng da bị hăm lở loét, mụn vỡ ra dẫn đến chảy nước, chảy mủ… mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Tình trạng này để lâu có thể dẫn đến viêm nhiễm và gây ra các biến chứng nguy hiểm cho da bé. Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của con, mẹ tham khảo tư vấn của chuyên gia của Vibeyeu.com.vntrong bài viết dưới đây!

1. Bé đang bị hăm tã cấp độ mấy – mẹ có biết?

Mỗi cấp độ hăm tã sẽ có cách chăm sóc khác nhau. Hiểu rõ bé đang ở hăm tã cấp độ nào sẽ giúp mẹ xử trí đúng cách, tăng hiệu quả điều trị để bé mau khỏi hơn.

Hăm tã được chia thành 5 cấp độ dựa theo biểu hiện

5 cấp độ của hăm tã dựa trên các biểu hiện của tình trạng hăm
  • Cấp độ 1 – nhẹ: Vùng da mặc tã xuất hiện những mụn nhỏ li ti trên diện tích hẹp. Da vùng này ửng hồng hơn, khi sờ tay vào thấy ấm hơn so với da vùng bên cạnh.
  • Cấp độ 2: Hăm tã lan ra nhiều vị trí hơn, rải rác trên da. Vùng da hăm gây ngứa ngáy khiến trẻ thường xuyên đưa tay lên gãi.
  • Cấp độ 3 – Trung bình: Tình trạng hăm lan rộng, các mụn xuất hiện dày đặc. Vùng da bị hăm tã nổi mụn có màu đỏ đậm, rõ ràng hơn.
  • Cấp độ 4 – Nặng: Hăm tã bắt đầu gây tổn thương nặng, nguy hiểm cho da. Những vị trí hăm sưng đỏ, sần sùi, xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ do nhiễm khuẩn, viêm da.
  • Cấp độ 5 – Nghiêm trọng: Hăm lan rộng toàn bộ vùng mặc tã, biểu hiện sưng đỏ, lở loét, chảy nước hoặc chảy mủ. Đây là cấp độ nghiêm trọng nhất, có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn vết thương, làm kéo dài thời gian điều trị.

Với 3 cấp độ hăm tã 1, 2, 3, mẹ có thể yên tâm cho bé điều trị bằng các phương pháp tại nhà. Tuy nhiên, khi hăm tã tiến triển đến mức độ 4, 5 – mức độ nặng và nghiêm trọng, rất dễ xảy ra biến chứng như nhiễm khuẩn, nguy cơ để lại sẹo cao… thì mẹ cần đưa bé đi bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

2. Vậy nguyên nhân khiến bé bị hăm tã nặng là gì?

Có rất nhiều lý do khiến tình trạng hăm tã của bé ngày một nặng hơn, tiêu biểu nhất phải kể đến 5 nguyên nhân sau:

2.1. Do trẻ có làn da nhạy cảm

Làn da trẻ chỉ mỏng bằng ⅕ da người lớn, dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến hăm tã. Đặc biệt ở những trẻ có làn da nhạy cảm, da có bệnh lý như viêm da cơ địa, chàm da, da trẻ bị giảm sức đề kháng, dễ bị kích ứng khiến tình trạng hăm tã diễn biến nặng hơn.

2.2. Do trẻ thường xuyên mặc tã

Trẻ mặc tã nhiều khiến da bị bí bách, đọng mồ hôi khiến vi khuẩn phát triển gây hăn tã

Mặc tã khiến da vùng mặc tã bí bách, khó thoát mồ hôi, làm tăng pH da, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hăm tã. Nếu thường xuyên phải mặc tã, tình trạng hăm tã càng nặng hơn, đồng thời da tăng thời gian tiếp xúc với phân và nước tiểu dẫn đến hăm tã nặng.

2.3. Do lạm dụng phấn rôm cho trẻ

Nhiều mẹ cho rằng phấn rôm có tác dụng kháng khuẩn nên sử dụng điều trị hăm cho trẻ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm vì phấn rôm khiến da bí bách, dùng liên tục trong thời gian dài gây vón cục làm tắc lỗ chân lông, hăm tã nặng hơn.

2.4. Do nhiễm vi khuẩn hoặc vi nấm

Vùng da mặc tã ấm và ẩm, là môi trường thích hợp cho vi khuẩn và vi nấm phát triển. Do đó, một khi bị hăm, da càng dễ bị nhiễm khuẩn, gây ra hăm tã nặng.

2.5. Do trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm có lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm có hại phát triển. Do đó, vùng da mặc tã dễ bị vi khuẩn có hại tấn công, nguy cơ cao dẫn đến hăm tã nặng.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ hăm tã nặng

Ban đầu trẻ có biểu hiện ngứa, hơi rát do các mụn nước bắt đầu mọc
Các mụn li li ngày càng mọc nhiều hơn và to hơn đồng thời vùng da cũng xung huyết, nóng đỏ
Các mụn nổi do hăm tã có thể tiến triển to hơn và vỡ ra gây loét và nhiễm trùng

4. Trẻ hăm tã nặng bao lâu thì khỏi?

Thông thường, bé bị hăm tã nặng có thể điều trị khỏi sau 2 – 4 tuần. Thời gian điều trị này phụ thuộc phần lớn vào cách điều trị cho trẻ. Nếu không được điều trị đúng cách có thể gây nhiễm trùng nặng, để lại sẹo trên da trẻ.

5. Bé bị hăm tã nặng phải làm sao? 2 cách chữa hăm tã nặng cho trẻ

Khi trẻ có các biểu hiện hăm tã nặng (cấp độ 4 – 5), mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng kem hăm tã hoặc thuốc trị hăm để hiệu quả nhanh hơn. Cùng với đó là những lời khuyên về cách chăm sóc vùng da bị hăm để bé mau khỏi, tránh biến chứng nguy hiểm.

5.1. Sử dụng kem hăm tã cho trẻ hăm tã nặng

Da bé rất nhạy cảm, vì vậy mẹ cần cẩn thận tuyệt đối khi lựa chọn kem hăm tã cho con

Khi vùng da bị hăm của bé chưa có dấu hiệu lở loét, bác sĩ thường chỉ định cho bé sử dụng kem hăm tã. Kem hăm tã sẽ giúp sát khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa, tạo lớp màng ngăn chặn vi khuẩn và các chất gây kích ứng cho da bé. Đồng thời cân bằng độ ẩm cho da, nuôi dưỡng da bé khỏe mạnh.

4 loại kem hăm tã được chuyên gia khuyên dùng cho trẻ hăm tã nặng nhất hiện nay:

  • Kem hăm tã Bepanthen: Thành phần chính của Bepanthen là dexpanthenol, mỡ cừu, sáp ong, có tác dụng giảm triệu chứng khô da, viêm da, ngứa do hăm tã, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho da.
  • Kem hăm tã Sudocrem: Với thành phần chính là kẽm oxyd, mỡ cừu, Sudocrem có công dụng ngăn ngừa vi khuẩn, nấm xâm nhập vào vết thương gây viêm nhiễm và kích thích tái tạo da, giúp da bị hăm tã nặng nhanh chóng phục hồi.
  • Kem hăm tã Bubchen: Được chiết xuất từ Hoa Cúc, panthenol, tinh dầu, sáp ong, vitamin E… Bubchen giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn tấn công vùng da hăm, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm tại vị trí da tổn thương.
  • Kem hăm tã Weleda: Chiết xuất từ Calendula và hoa Chamomile, tinh chất dầu hạnh nhân, sáp ong, dầu mè,… giúp cân bằng độ ẩm cho da, làm dịu da, giảm khô rát vùng hăm tã nặng đồng thời hỗ trợ làm lành da, rút ngắn thời gian điều trị.

5.2. Sử dụng thuốc trị hăm cho bé bị hăm tã nặng

Khi lau cần dùng khăn mềm, thao tác nhẹ nhàng tránh làm tổn thường vùng hăm tã nổi mụn

Trị hăm tã bằng thuốc trị hăm thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp vùng da của bé có biểu hiện phù nề, mụn mủ, vỡ loét hoặc khi bé có biểu hiện sốt do hăm tã… Có 4 nhóm thuốc trị hăm với các công dụng khác nhau:

  • Thuốc chống viêm giảm ngứa giúp ức chế các phản ứng viêm, giảm các biểu hiện viêm do hăm tã nặng như sưng đỏ, ngứa rát.
  • Thuốc sát trùng giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn và nấm, giảm tình trạng viêm nhiễm tại vùng da hăm dẫn đến hăm tã nặng.
  • Thuốc chống nấm có tác dụng tiêu diệt và ngăn ngừa nấm phát triển, cải thiện tình trạng da bị hăm tã nặng do nhiễm nấm.
  • Thuốc kháng sinh giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm dẫn đến tổn thương nặng tại vùng da hăm, giảm các biểu hiện sưng, đỏ, đau.

Ngoài sử dụng thuốc trị hăm tã, thì bé bị hăm tã nặng cần được chăm sóc vùng da bị hăm đúng cách để đẩy nhanh hiệu quả điều trị.

6. Lưu ý khi bé bị hăm tã nặng

Tạm ngưa sử dụng tã cho trẻ để vùng da bị hăm được thông thoáng

Khi bé bị hăm tã nặng, chỉ cần 1 sai lầm nhỏ của mẹ cũng có thể gây ra biến chứng trên da trẻ như viêm nhiễm, tổn thương để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, mẹ nên:

  • Tạm ngưng sử dụng tã cho bé: Để da bé thông thoáng, tránh tiếp xúc với phân và nước tiểu, hạn chế kích ứng da, giảm viêm nhiễm vùng da hăm.
  • Không sử dụng phương pháp tắm lá dân gian: Khi da bé có vết thương hở vì có thể gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Mẹ nên tắm nước ấm hoặc sử dụng nươc tắm thảo dược thông dụng để an toàn nhất với làn da nhạy cảm của con.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ: Thuốc là con dao 2 lưỡi, vừa có tác dụng điều trị nhưng lại không tránh khỏi tác dụng phụ. Do đó, để hạn chế tác dụng không mong muốn, làm tình trạng hăm tã nặng hơn, mẹ tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

7. Cách phòng ngừa hăm tã nặng cho trẻ

Sử dụng phấn rôm khiến lỗ chân lông dễ bị bít, tắc làm tình trạng hăm thêm nặng hơn

Hăm tã là bệnh có khả năng tái lại rất cao nếu không biết cách phòng tránh. Vì vậy, việc phòng hăm tã thực sự cần thiết. Dưới đây là những điều mẹ NÊN và KHÔNG NÊN làm để phòng tránh hăm tã cho con.

NÊN

KHÔNG NÊN

  • Thường xuyên theo dõi tình trạng da vùng quấn tã của trẻ để kịp thời phát hiện biểu hiện khác thường trên da và điều trị thích hợp.
  • Chỉ quấn tã khi cần thiết (khi ra ngoài, lúc đi ngủ), hạn chế da tiếp xúc với tã bỉm.
  • Thay tã thường xuyên cho trẻ (4 giờ 1 lần).
  • Lựa chọn tã bỉm chất lượng: hút ẩm tốt, độ thông thoáng cao (tránh bí bách da).
  • Vệ sinh vùng mặc tã cho trẻ thường xuyên, bằng nước tắm thảo dược.
  • Lạm dụng phấn rôm.
  • Sử dụng kháng sinh tùy tiện, quá liều.
  • Cho trẻ mặc tã lâu không thay.

***Các mẹ hãy tham khảo sản phẩm bỉm thấm hút tốt để tránh bé bị hăm hay mẩn ngứa nhé:

Tã Quần Cá Chép Nhật Bản Nisoft:  - Thấm hút siêu nhanh, 1 lít 1 phút mặc dù chỉ mỏng 0.25cm. 

Bỉm được thiết kế tính năng khóa nước cực kỳ thông mình giúp giảm tránh hăm mông bé.

Ngoài ra, bỉm cực kỳ mềm mại và đặc biệt thiết kế lỗ 3D ở 3 lớp giúp bỉm luôn thoáng khí, chắc chắn bỉm sẽ làm hài lòng mọi bà mẹ bỉm sữa cũng như giúp bé yêu thoải mái vui cười mỗi ngày.

Công nghệ siêu việt, quá vượt trội được sản xuất theo công nghệ cho phi hành gia.

ƯU ĐIỂM NỔI BẬT CỦA BỈM QUẦN CÁ CHÉP Nhật Bản NISOFT:

Bề mặt mềm mại : vải không dệt mềm mại êm ái giảm tối đa ma sát tránh làm ửng đỏ mông hăm bé yêu.

Siêu mỏng : bỉm mỏng hơn thế hệ trước 35%, giúp bé thoải mái trong mọi hoạt động

Kênh dẫn nước thông minh siêu thấm : với hàng triệu lỗ siêu nhỏ, hút chất lỏng tức thời dẫn nước theo đa hướng xuống ngay lớp xử lý tiếp theo của bỉm giảm ẩm ướt cho bề mặt

Khóa nước thông minh : hấp thụ chất lỏng thông minh có khả năng khóa nước ngăn không cho nước trào ngược giúp bỉm luôn khô thoáng

Màng đáy thoát ẩm siêu thoáng khí : hơi ẩm được đẩy ra ngoài liên tục giúp tránh hăm cho bé

Vách ngăn chống tràn : giúp tránh tràn sang 2 bên khi bé hoạt động vui chơi.

Kháng khuẩn và mùi khó chịu nhờ công nghệ Nano: công nghệ Nano có thể ngăn chặn sự hình thành và phát sinh các loại nấm, vi khuẩn và loại bỏ mồ hôi từ cơ thể b

Công nghệ màng đáy chống hăm tã: Bỉm chống hăm tã là loại bỉm được các mẹ lưu tâm để khắc phục được tình trạng da nhạy cảm của con.

Đai quần co giãn 360 độ: thoải mái cực kỳ dễ mặc nhưng đặc biệt định hình linh hoạt chắc chắn vừa vặn theo vòng eo của bé

Thiết kế siêu khô thoáng: Dòng tã bỉm mềm thoáng cực kì phù hợp cho thời tiết nồm ẩm hay hè oi nóng.

    Lưu ý

    1.Nếu đùi và bụng bé to hơn chuẩn thì các mẹ nên mặc cho con rộng hơn 1 size.

    2.Bỉm quần nhiều chun nên có cảm giác bó chặt hơn bỉm dán nên bỉm quần có thể chọn loại rộng hơn bỉm dán 1 size nếu thấy quá chặt và bó

    Bé bị hăm tã nặng cần được điều trị kịp thời và đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm. Nếu còn băn khoăn, chưa biết xử lý khi con có dấu hiệu hăm tã nặng, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ Hotline: 097.387.8338  để được giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất từ Chuyên gia.

    Địa chỉ mua sữa bỉm uy tín tại Việt nam

    Hệ thống cửa hàng tiện lợi Vibeyeu.com.vn

    Hotline: 097.387.8338

    Viết bình luận của bạn