Trẻ em tụt huyết áp và những kiến thức cha mẹ cần biết!
Huyết áp không ổn định tưởng chừng chỉ xảy ra ở người lớn tuổi nhưng ở trẻ em tình trạng này cũng có thể xảy ra. Đây là một trong nguyên nhân gây ra những bệnh lý nguy hiểm và đặc biệt lại càng nghiêm trọng hơn khi trẻ em tụt huyết áp.
1. Các tình trạng tụt huyết áp ở trẻ em
Huyết áp ở người lớn luôn ở mức tĩnh nhưng tỷ lệ này lại khác nhau so với trẻ. Chúng tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi và chiều cao. Huyết áp thấp có thể được phân thành ba loại như sau:
-
Huyết áp thấp trong tư thế đứng: Tình trạng áp lực máu giảm khi con đứng trong một thời gian dài. Trẻ lúc này có các triệu chứng như đau đầu, tầm nhìn bị hạn chế và suy nhược cơ thể.
-
Ngất: Hay con gọi là huyết áp thấp qua thần kinh trung gian. Xuất hiện do hệ thống thần kinh chủ động gặp sự cố, làm cho quá trình hoạt động của tim và não bộ thay đổi khác thường. Trẻ sẽ dễ ngất khi ở lâu trong môi trường có nhiệt độ cao, hoặc đứng lâu dưới trời nắng,...
-
Tụt huyết áp ở mức nghiêm trọng: Tình trạng này xảy ra khi cơ thể rơi vào những trạng thái nguy hiểm vì một số nguyên nhân như: nhiễm trùng, dị ứng nặng hoặc chấn thương khiến cơ thể mất máu quá nhiều,...
Tụt huyết áp không chừa bất kỳ đối tượng nào từ trẻ em cho đến người lớn tuổi
2. Một số nguyên nhân làm trẻ em tụt huyết áp
Áp suất máu giảm ở trẻ do nhiều nguyên nhân chủ q uan và khách quan gây ra, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
-
Mất nước: Tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng có thể là một trong những nguyên nhân gây nên triệu chứng hạ áp huyết ở trẻ.
-
Dị ứng: Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị chất gây dị ứng xâm nhập khi đó cơ thể phản ứng mạnh và sẽ dẫn đến áp lực máu trong cơ thể trẻ giảm.
-
Nhiễm trùng: Áp huyết giảm có thể xảy ra khi trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng.
-
Thiếu máu do thiếu sắt: Trẻ em cần được bổ sung dinh dưỡng sắt đầy đủ, nếu không sẽ dễ dàng gặp phải tình trạng tụt áp huyết.
-
Vấn đề về tim: Triệu chứng suy tim bẩm sinh hoặc các vấn đề liên quan đến tim mạch ở con cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ em tụt huyết áp.
-
Chấn thương: Khi gặp chấn thương khiến trẻ mất máu bên ngoài hoặc bên trong sẽ khiến áp lực máu trong cơ bé giảm một cách đáng kể.
-
Thiếu hụt dinh dưỡng và các vấn đề liên quan đến quá trình trao đổi chất: Một số loại acid như acid folic hoặc vitamin B12 được xem là những dưỡng chất hỗ trợ ổn định áp lực máu trong cơ thể. Do đó, nếu cơ thể trẻ thiếu những dưỡng chất này sẽ rất dễ rơi vào tình trạng tụt huyết áp đột ngột.
Đứng ngoài nắng quá lâu hoặc đứng lên một cách đột ngột khiến trẻ dễ ngất do tụt huyết áp
3. Biểu hiện thường thấy khi trẻ tụt huyết áp
Ở trẻ bị tụt huyết áp đột ngột sẽ không có nhiều biểu hiện lạ trước đó, nếu có đa phần là không rõ ràng, hoặc rất khó để phân biệt. Do đó, nắm được một số biểu hiện dưới đây, sẽ giúp mẹ nhanh chóng phát hiện tình trạng của trẻ:
-
Hoa mắt, chóng mặt: Trẻ cảm thấy mọi thứ xung quanh đang xoay vòng, khiến trẻ mất khả năng kiểm soát. Hiện tượng này xảy ra khi con có những thay đổi đột ngột về tư thế, đặt biệt là lúc đứng lên, ngồi xuống.
-
Ngất: Tình trạng này xuất hiện là lúc huyết áp trẻ đang thấp dần đến mức báo động. Mẹ cần chú ý để tránh việc ngất đột ngột sẽ gây ra những chấn thương không đáng có.
-
Da lạnh và nhợt nhạt: Thân nhiệt trẻ giảm nhanh, đặc biệt là ở tay và chân, do da không được cung cấp máu và oxy.
-
Mờ mắt: Trẻ bị tụt huyết áp sẽ xuất hiện các dấu hiệu như mất thính giác, thị lực giảm,...
-
Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn, lợm giọng là dấu hiệu trẻ em tụt huyết áp.
-
Nhịp tim tăng nhanh: Áp lực máu giảm, làm cho lượng oxi trong cơ thể thiếu hụt. Chính điều này khiến tim và phổi phải tăng hoạt động để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy tiêu dùng cho cơ thể.
Chóng mặt, hoa mắt những biểu hiện điển hình ở trẻ em tụt huyết áp
4. Các giải pháp phòng tránh cho trẻ em tụt huyết áp
Áp lực của máu trên các thành động mạch giảm là mầm mống gây nên những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ. Chúng là nguyên nhân làm chậm quá trình phát triển của con, gây ra không ít hoang mang, lo lắng cho các ông bố và bà mẹ.
Vì vậy, muốn con được vui khỏe phải có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhằm hạn chế những hậu quả xấu không mong muốn xảy ra. Một số biện pháp hữu ích mẹ nên biết như:
Biện pháp sơ cứu khẩn cấp khi trẻ em tụt huyết áp
Khi bị tụt huyết áp, trước hết nên để trẻ nằm ở một nơi thoáng mát, hai chân cao hơn đầu. Sau đó, cho trẻ uống một ít trà gừng hoặc có thể thay bằng một viên kẹo ngọt hay socola,... có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn trong cơ thể. Bên cạnh đó, chúng ta có thể kết hợp tiến hành các động tác như:
-
Day huyệt thái dương cho trẻ.
-
Day huyệt phong trì.
-
Vuốt trán: Vuốt theo chiều từ giữa ra hai thái dương.
Biện pháp phòng ngừa cho trẻ em tụt huyết áp
-
Thay đổi chế độ ăn sao cho phù hợp với trẻ hay bị tụt huyết áp, mẹ có thể tăng thêm lượng muối trong bữa ăn. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng trước khi điều chỉnh. Bởi nguy hiểm nếu khẩu phần ăn của trẻ nhiều muối hơn mức bình thường sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp.
-
Cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết, hoặc nhiều hơn bình thường. Nhất là khi trẻ hoạt động dưới nhiệt độ cao, hoặc thời tiết nóng.
-
Khi ngủ, bạn nên kê gối cao cho bé.
-
Dặn dò trẻ đứng lên ngồi xuống từ từ, hoặc không thay đổi tư thế một cách nhanh chóng.
-
Các bậc phụ huynh hãy luôn mang theo trong túi vài viên socola, kẹo gừng, đường phèn,...để bổ sung kịp thời khi trẻ có những dấu hiệu tụt huyết áp.
-
Mẹ nên chuẩn bị sẵn một máy đo huyết áp tự động trong nhà sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi và kiểm soát được áp lực máu lưu thông trong cơ thể bé.
Xây dựng một khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất là biện pháp hiệu quả giúp giảm trẻ em tụt huyết áp
Chúng tôi hy vọng những thông tin về tình trạng trẻ em tụt huyết áp ở trên sẽ giúp ích cho bạn nhiều hơn trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Bé vui khỏe là niềm hạnh phúc của phụ huynh và chúng tôi.