Tất cả các vấn đề về táo bón ở trẻ!!!

Táo bón là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, cao nhất là trẻ em khoảng 2-6 tuổi. Táo bón ở trẻ có đặc điểm tái đi tái lại nếu không được điều trị đúng cách. Bài viết này sẽ giới thiệu phương pháp điều trị táo bón hiệu quả cho trẻ mẹ có thể tham khảo. Nhưng trước tiên cha mẹ cần hiểu rõ về bệnh táo bón ở trẻ:

BIỂU HIỆN TÁO BÓN TRẺ EM

tao-bon-tre-em-1
Khi bị táo bón, bé sợ hãi mỗi lần đi vệ sinh
  • Đi đại tiện phân khô cứng, to, khó đi, có thể lẫn máu hoặc chất nhầy, bụng chướng, nhiều ngày bé không đi, mỗi lần đi mất nhiều thời gian.
  • Trẻ mót rặn nhưng không rặn được, trẻ đi són phân.
  • Bé có những triệu chứng không thoải mái, bé sợ hãi, kêu khóc mỗi khi đi vệ sinh, đôi khi phải cần đến sự trợ giúp mới có thể đi cầu được.

5 CẤP ĐỘ TÁO BÓN Ở TRẺ

Cha mẹ hãy xem con mình đang ở mức độ táo bón nào?

5 cấp độ táo bón ở trẻ
5 cấp độ táo bón ở trẻ

NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÁO BÓN MẠN TÍNH Ở TRẺ

chua-tao-bon-1
Nguyên nhân gây ra táo bón

👉 Uống ít nước: Ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động , luôn vận động đùa nghịch khiến lượng nước thoát ra ngoài nhiều. Nếu trẻ không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày sẽ khiến phân bị khô cứng, gây ra táo bón.

👉 Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ: Đa số các bé đều không thích ăn rau, dẫn đến chất xơ cung cấp cho cơ thể không đủ gây ra tình trạng táo bón.

👉 Chế độ dinh dưỡng quá nhiều đạm, nhiều chất đường bột, đồ ăn đậm đặc: chế độ ăn của bé quá nhiều chất cũng khiến cho trẻ khó tiêu hóa dẫn đến táo bón.

👉Bé dưới 6 tháng tuổi: mà chỉ ăn sữa thì có giai đoạn tăng thể tích lòng ruột, nó làm cho bé đang đi tiêu 1 ngày nhiều lần thành nhiều ngày mới đi 1 lần nhưng khi bé đi thì phân mềm và khối phân nhiềuà táo bón chức năng và ko phải dung thuốc hay xử lý j nhiều. Với bé dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì không có khả năng bị táo bón.

👉 Bé trên 6 tháng: Bé trên 6 tháng đến thời kỳ ăn dặm, ăn sữa công thức, nếu bé ăn nhiều sữa quá hay ăn dặm quá nhiều, lượng tinh bột, rau, đạm quá nhiều khiến cho không kịp cân bằng đường ruột cũng sẽ gây ra táo bón. 

👉 Trẻ ham chơi quên đi đại tiện: Do ham chơi nên bé thường nín nhịn đi đại tiện, phân tích tụ lâu ngày bên trong đại tràng, nước hấp thu ngược trở lại dẫn đến tình trạng phân bị khô cứng.

👉 Trẻ không thoải mái khi đi vệ sinh: Ví dụ khi trẻ mới đi mẫu giáo, nhà vệ sinh mới lạ và tâm lý sợ hãi nên bé đề phòng và nín nhịn. Phân bị nén lại chặt hơn, khô rắn hơn.

👉 Do thuốc: Các loại thuốc chứa sắt, kháng sinh, hoặc thừa canxi… khiến bé bị nóng trong người, mất cân bằng đường ruột, gây ra tình trạng táo bón lâu ngày.

👉 Bị tổn thương ở đường tiêu hóa: Bé bị phình đại tràng, hẹp đại tràng, đại tràng dài, khối u đại tràng,…

HẬU QUẢ CỦA TÁO BÓN KÉO DÀI

tao-bon-tre-em-2

Bố mẹ cần lưu ý nếu tình trạng táo bón của trẻ kéo dài và không có giải pháp khắc phục, chữa trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ như:

  • Trẻ phát triển không hoàn hảo về thể chất và trí tuệ: Khi bị táo bón phân tích tụ nhiều tại đại tràng gây đầy bụng nên trẻ dễ dàng bỏ bữa, biếng ăn, lâu ngày cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng và các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó, thể chất và trí tuệ của trẻ không khỏe mạnh, phát triển không hoàn hảo so với những trẻ cùng trang lứa.
  • Rối loạn tâm – thần kinh: Những chất độc trong phân không được đào thải ra ngoài sẽ hấp thu ngược trở lại máu gây nhiễm độc thần kinh. Khiến trẻ dễ trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi, biếng ăn, ngủ không ngon giấc, mất tập trung trong giao tiếp và học tập.
  • Nứt kẽ hậu môn: Trẻ bị táo bón thường sợ đi tiêu và thói quen dễ nhận biết là trẻ cố nhịn đến khi nào có thể nhịn được. Phân bị ứ trong ruột lâu sẽ càng mất nước nên khô hơn, và trẻ lại càng bị táo bón nặng hơn. Biểu hiện của nứt kẽ hậu môn là đau rát, chảy máu, máu có thể ít khi lau bằng giấy vệ sinh nhưng cũng có trẻ máu chảy thành giọt.
  • Trẻ dễ bị trĩ, sa trực tràng: Phân ứ đọng lâu trong trực tràng chèn ép vào các mạch máu ở đây, lâu ngày gây hiện tượng trĩ, sa trực tràng, phình đại tràng.

 Táo bón ở trẻ cần thiết phải được điều trị sớm

VÌ SAO MẸ ĐÃ DÙNG NHIỀU PHƯƠNG PHÁP NHƯNG BÉ MÃI KHÔNG KHỎI TÁO BÓN?

tao-bon-tre-em-3
Điều trị táo bón

 👨‍⚕️ Vì mẹ chưa điều trị đúng vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh

 Cha mẹ thường điều trị vào nguyên nhân khách quan gây bệnh: Ví dụ như trẻ ăn ít rau thì mua chất xơ cho trẻ dùng, hay đơn giản ra ngoài hiệu thuốc mua men tiêu hóa, thuốc thụt, thuốc làm mềm phân,.. Nhưng cha mẹ không hề biết rằng nguyên nhân sâu xa của táo bón là do cơ địa của trẻ bị nóng trong, đường tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên nhu động ruột kém.

Sai lầm của bố mẹ khi điều trị táo bón cho bé

  • Lạm dụng thuốc thụt: chỉ nên sử dụng khi mới bắt đầu điều trị táo bón chứ ko nên dùng lâu dài, nếu dùng nhiều sẽ gây viêm hậu môn, viêm trực tràng, chảy  máu, mất phản xạ đi tiêu tự nhiên mà cứ phải kích thích vào hậu môn của bé thì bé mới đi tiêu được.
  • Chỉ sử dụng men vi sinh để điều trị táo bón: các mẹ đổi rất nh loại men vi sinh nhưng không giải quyết được còn gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột cho bé. Nếu bé bị táo bón nhẹ thì dùng men vi sinh 3-5 ngày là hết rồi nhưng 3-5 ngày mà ko hết thì vấn đề táo bón này của bé ko thể giải quyết được bằng men vi sinh mà mẹ cứ đổi nhiều loại thì lại càng làm chậm trễ quá trình điều trị táo bón cho trẻ.
  • Cho ăn thật nhiều rau: rất nhiều bố mẹ nghĩ táo bón thì cho bé ăn nhiều rau nhưng khi bé bị táo bón 1-2 tuần rồi mà ăn nhiều rau còn gây táo hơn vì trong rau có chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan là thức ăn của vi sinh vật đường ruột, nó lên men và giữ nước tạo độ mềm độ ẩm cho khối phân nó mềm ra, còn chất xơ ko hòa tan tạo thành bã, khối phân, khi táo bón kéo dài rồi thì cái trực tràng hay cái bóng trực tràng nó giãn rồi nó làm cho khối phân chứa chất ko xơ hòa tan đó to lên và làm cho bé càng khó khăn hơn trong việc đi tiêu, rặn để đưa khối phân đó ra ngoài.
  • Không duy trì thuốc điều tri táo bón: sau khi bé uống thuốc điều trị táo bón vài hôm bé cải thiện thì bố mẹ dừng vì sợ phụ thuộc vào thuốc nên dừng, dừng thì bé lại táo, xong lại uống rồi lại dừng đẫn đến việc điều trị táo bón không hiệu quả, các mẹ nhớ là khi điều trị táo bón thì cần ít nhất gấp 2-3 lần thời gian bé bị táo bón, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm để điều trị táo bón là chuyện rất bình thường để điều trị thì mới dứt điểm được vấn đề táo bón ở trẻ.
  • Không phối hợp được các biện pháp với nhau: chỉ cho uống thuốc, không kết hợp điều chỉnh dinh dưỡng cho bé, ko tập đi tiêu cho bé.

ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN Ở TRẺ:

Nếu bé mới bị táo thì có thể cho bé dung men vi sinh mà thấy hiệu quả thì duy trì thêm 2-3 tuần nữa rồi dừng, nếu không hiệu quả thì mẹ phải lập tức bổ sung thêm chất xơ hòa tan kết hợp với men vi sinh vì chất xơ hòa tan là thức ăn của men vi sinh.

Nếu vẫn chưa cải thiện phải bổ sung thuốc nhuận tràng để làm mềm khối phân như Duphalac, Lactulo, điều chỉnh liều lượng.

Dù táo bón không phải vấn đề nghiêm trọng và bố mẹ dễ dàng nhận ra nên bố mẹ lại rất chủ quan trong việc điều trị táo bón cho trẻ dẫn đến tình trạng chậm tang cân và phát triển ở trẻ

Bổ sung đủ nước cho trẻ như sau: 100ml chất lỏng/1kg cân nặng/1 ngày trong đó bao gồm sữa + nước trong đồ ăn dặm. Mùa nóng bé ra  mồ hôi nhiều hơn thì cần bổ sung nhiều nước hơn cho bé

Chất xơ hòa tan còn có trong hoa quả, ngũ cốc nguyên cám: rau mồng tơi, rau chân vịt, đu đủ, chuối, yến mạch, khoai tây, khoai lang..

KHI NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐI KHÁM BÁC SĨ???

Táo bón ở trẻ em thường không gây nguy hiểm và có thể khắc phục dễ dàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể kéo dài hay tái đi tái lại nhiều lần. Đặc biệt nó có thể còn là dấu hiểu cảnh báo các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng hơn.

Tốt nhất nên chủ động đưa trẻ thăm khám trong một số trường hợp sau:

  • Tình trạng táo bón kéo dài mà việc ăn uống hay chăm sóc tại nhà không thể đáp ứng.
  • Trẻ đau bụng quặn thắt, dữ dội.
  • Đại tiện có xuất hiện máu đi kèm.
  • Hậu môn trẻ sưng tấy, ngứa rát, đau hậu môn dữ dội hơn khi đại tiện.
  • Trẻ mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, sốt…

Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để xác định hiện trạng. Từ đó đưa ra phương án can thiệp phù hợp nhất. Với những trẻ bị táo bón nặng, thuốc kích thích nhu động ruột hay thuốc nhuận tràng có thể sẽ được chỉ định. Việc dùng thuốc cho trẻ cần hết sức cẩn trọng để tránh những tác dụng không mong muốn phát sinh.

Viết bình luận của bạn