Thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất mà các mẹ bỉm sữa nên biết
Nhiều mẹ tìm kiếm thông tin về việc cho bé ăn dặm. Với quá nhiều luồng thông tin khác nhau khiến các mẹ không khỏi băn khoăn không biết nên cho bé ăn dặm vào thời điểm nào là tốt nhất? Cùng tham khảo bài viết sau nhé.
Có không ít mẹ mắc sai lầm và thời điểm cho bé ăn dặm, nhiều mẹ sợ sữa không đủ sẽ khiến bé đói nên cho ăn dặm sớm từ giai đoạn bé chưa đủ 6 tháng tuổi, còn có nhiều mẹ sợ cho ăn sớm là ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bé nên cho bé ăn dặm trễ. Vậy thời điểm ăn dặm khi nào là tốt nhất, câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
1Thời điểm cho bé ăn dặm
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, vì những lý do sau:
- Vào giai đoạn 6 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ.
- Cơ thể trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung để phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nữa.
- Đồng thời các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích các bậc phụ huynh nên bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm vào thời điểm 6 tháng và kết thúc ở tháng thứ 24.
Nên cho bé ăn dặm vào thời gian nào trong ngày:
- Cho bé ăn khi bé tỉnh táo: Mẹ không nên cho bé ăn khi bé đang buồn ngủ, vì khi đó sẽ làm mất giấc ngủ cả bé đồng thời bé không thể tập trung ăn, sẽ khiến bé quấy khóc. Bữa ăn dặm có thể kéo dài, do đó, mẹ nên chọn lúc bé thật tỉnh táo để cho bé ăn.
- Cho bé ăn vào giữa buổi sáng và buổi trưa: Mẹ nên cho bé ăn vào lúc giữa buổi sáng, vì khi đó, bé không quá đói và cũng không quá no, cơ thể sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé.
- Cho bé ăn 1 - 2 tiếng sau khi uống sữa: Trước bữa ăn khoảng 1 - 2 tiếng, mẹ nên cho bé bú sữa hoặc uống sữa để bé không quá đói. Khi cho bé ăn lúc bé quá đói sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa của bé, đồng thời làm giảm cảm giác thèm ăn của bé.
- Không nên cho bé ăn sau 19 giờ: Sau 19 giờ, không nên cho bé ăn vì khi ăn no, bé sẽ khó ngủ. Sau 19 giờ, hệ tiêu hóa của bé bắt đầu làm việc chậm, bé dễ bị đầy hơi, khó tiêu.
Bên cạnh đó, mẹ nên chú ý cho bé ăn 3 - 4 bữa mỗi ngày, thời gian cách nhau để tránh bé quá đói hoặc quá no.
2Lý do nên ăn dặm đúng thời điểm
Tác hại khi cho trẻ ăn dặm quá sớm
Nhiều bà mẹ cho trẻ ăn dặm từ khi 3 tháng tuổi hay 4, 5 tháng tuổi điều này sẽ khiến ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa hay bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng, nhiễm độc, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Cho trẻ ăn dặm quá sớm với các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau, củ… có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thu sắt trong sữa mẹ của bé. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ.
Ăn dặm sớm còn tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, béo phì, dị ứng thức ăn…..
Tác hại khi cho trẻ ăn dặm quá muộn
Sau 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng duy nhất cho bé, không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của trẻ vì vậy cần cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung cụ thể là ăn bột ăn dặm.
Nếu bổ sung thức ăn quá muộn sẽ khiến bé thiếu hụt chất dinh dưỡng làm cho trẻ chậm lớn và dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng vì hệ miễn dịch của trẻ quá yếu kém.
3Ăn dặm đúng cách
Để đảm bảo cho trẻ ăn dặm đúng cách bạn cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt - mặn”: Vị ngọt sẽ gần giống như sữa mẹ sau đó sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
Nguyên tắc “ít - nhiều”: Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần,tháng đầu nên cho ăn 1 - 2 muỗng bột mỗi lần rồi tăng dần lên 1/3 chén, rồi nửa chén...đảm bảo cho hệ tiêu hóa của bé thích nghi dần đồng thời tăng cường bổ sung thêm dinh dưỡng.
Nguyên tắc “loãng - đặc”: Nên cho trẻ ăn loãng trước sau đó đặc dần để việc tiêu hóa thức ăn của bé được suôn sẻ hơn và đường tiêu hóa của bé không bị phản ứng khi tiếp xúc với thức ăn lạ.
Nguyên tắc “không ép trẻ ăn”: Khi mới tập ăn trẻ có thể chưa thích nghi với thức ăn, không thích mùi vị nên trẻ sẽ ăn ít, không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm, cha mẹ có thể tạm ngưng từ 5-7 ngày và lại tiếp tục quá trình ăn dặm hoặc đổi thức ăn cho trẻ đừng quá nóng vội.
Việc cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm là cực kỳ quan trọng đúng không nào hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc bé yêu đúng cách đảm bảo cho bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh.