TÁO BÓN Ở TRẺ EM: Từ A-Z những điều cần biết!

Táo bón là tình trạng khá phổ biến, không chỉ ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng thường xuyên gặp phải. Táo bón sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu chúng xảy ra ở trẻ em và không có biện pháp xử trí đúng cách, kịp thời. Vậy táo bón là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng vibeyeu.com.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Táo bón là gì? 

Táo bón là tình trạng phân quá ít, rắn và khô khi đi đại tiện hoặc khoảng cách giữa 2 lần đi ngoài quá lâu. Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà số lần đi ngoài khác nhau. Cụ thể:

+ Trẻ dưới 1 tuổi: Bình thường sẽ đi đại tiện 2 - 3 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ đi 1 lần/ngày nhưng phân mềm, không đau rát, khối lượng bình thường thì không phải là táo bón.

+ Đối với ở trẻ hơn 1 tuổi: Bình thường đi đại tiện 1 lần/ngày, nhưng nếu trẻ đi 2 - 3 lần/ngày mà phân rắn và ít thì vẫn gọi là táo bón.

Như vậy, trẻ được kết luận là táo bón khi đi ngoài phân ít rắn và khô, đau rát, hậu môn đỏ, thậm chí rớm máu.

Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ em như thế nào?

Nhận biết sớm tình trạng táo bón ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ có biện pháp xử trí kịp thời, hiệu quả. Cụ thể là:

Dấu hiệu 1: Số lần đi đại tiện ít hơn bình thường

Mỗi trẻ có một tần suất đại tiện khác nhau phụ thuộc vào số tuổi, lượng thức ăn,… Cha mẹ có thể phát hiện dấu hiệu táo bón đầu tiên này bằng cách nắm rõ số lần đi đại tiện bình thường:

– Trẻ sơ sinh đại tiện dưới 2 lần/ngày.

– Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi đại tiện dưới 3 lần/tuần.

– Trẻ từ 1 tuổi trở lên đại tiện dưới 2 lần/tuần.

Dấu hiệu 2: Tình trạng phân của trẻ

Trẻ bị táo bón phân thường khô, cứng, dạng xúc xích có nhiều đường rạn trên bề mặt hoặc lổn nhổn nhỏ như phân dê. Cũng có trường hợp phân cứng to, ngắn, khô do tích tụ lâu ngày.

Dấu hiệu 3: Mỗi lần đi đại tiện đều gặp khó khăn

Trẻ thường phải rặn nhiều, mặt đỏ bừng, vã mồ hôi, thậm chí la hét, khóc lóc vì đau rát.

Dấu hiệu 4: Bụng căng trướng, sờ cứng

Thức ăn khi được đưa vào cơ thể sẽ được enzyme tiêu hoá cắt thành các phân tử nhỏ hơn dễ tiêu hoá và hấp thu, chất cặn bã sẽ được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, khi trẻ bị táo bón thì các chất cặn bã không được đào thải ra ngoài, sinh ra chất độc, khí gây đầy hơi, trướng bụng, căng cứng.

 4-dau-hieu-nhan-biet-tao-bon-ai-cung-can-biet

4 dấu hiệu nhận biết táo bón ai cũng cần biết

 

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em là gì?

Rất nhiều cha mẹ thắc mắc không biết nguyên nhân gây táo bón là gì mà con lại hay gặp phải tình trạng này đến vậy? Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em, chia thành 2 nhóm chính: 

Nguyên nhân thực thể 

Là do các bệnh lý bẩm sinh như: Cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh, đái tháo đường, bại não, bất thường tại đường ruột,... Với các trường hợp táo bón do nguyên nhân này, cần dùng thuốc đặc trị, thậm chí có thể phải can thiệp phẫu thuật.

Nguyên nhân chức năng 

- Nhịn đi vệ sinh: Trẻ thường có tâm lý sợ hãi, nhút nhát, đặc biệt là khi mới đi học nên hay nhịn đi vệ sinh. Ngoài ra, còn có thể do trẻ mải chơi, không quen nhà vệ sinh, sợ bẩn,... sẽ nhịn đi đại tiện. Điều này vô tình làm phân bị giữ lại trong ruột càng lâu và to, khiến cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn. 

- Chế độ ăn không hợp lý: Việc ăn thức ăn đặc, uống ít sữa sẽ khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước và dẫn đến táo bón. 

- Trẻ uống sữa công thức: Pha sữa không đúng hướng dẫn, thay đổi sữa công thức thường xuyên cũng là nguyên nhân thường gặp gây táo bón ở trẻ nhỏ.

- Uống ít nước: Khi không cung cấp đủ lượng nước cần thiết, cơ thể sẽ hấp thu chất lỏng từ thức ăn, đồ uống, thậm chí là phân. Điều đó vô tình lại khiến phân trở nên rắn và khô.

- Chế độ ăn ít chất xơ: Chất xơ từ những loại rau, củ, quả giúp làm tăng thể tích cho phân, làm phân mềm và dễ đào thải ra ngoài hơn. Chế độ ăn ít chất xơ sẽ dễ khiến trẻ bị táo bón.

che-do-an-it-chat-xo-gay-benh-tao-bon 

Chế độ ăn ít chất xơ gây bệnh táo bón

 

Hậu quả khi trẻ bị táo bón lâu ngày là gì?

Táo bón ở trẻ em là vấn đề khá phổ biến, nhưng không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này mà có biện pháp xử trí kịp thời, triệt để. Chính vì sự chủ quan, thiếu hiểu biết này của nhiều cha mẹ đã đẩy con yêu đứng trước nguy cơ gặp phải hàng loạt biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn trạng và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số biến chứng của táo bón mà cha mẹ cần biết: 

- Trĩ: Là một trong những biến chứng nghiêm trọng và thường xảy ra nhất của táo bón. Phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng làm cản trở quá trình tuần hoàn máu, kết hợp với việc phải rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện làm tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị căng giãn quá mức, hình thành nên các búi trĩ. 

- Nứt hậu môn: Trẻ không đi ngoài được khiến phân tích tụ trong trực tràng thành một khối lớn và cứng. Khi đi đại tiện, trẻ phải rặn mạnh mới có thể đưa phân ra ngoài. Việc này sẽ làm cho hậu môn bị đau xót, rách. 

- Nhiễm nấm, nhiễm khuẩn: Trực tràng và hậu môn là những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Các vết rách hậu môn nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể bị viêm nhiễm. Trẻ có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu, gãi – hành động này vô tình tạo thành các vết xước tại hậu môn và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu không được xử trí sớm, hậu quả sẽ tạo thành ổ áp-xe hậu môn rất nguy hiểm. Sau quá trình điều trị áp-xe hậu môn, trẻ có thể bị rò hậu môn, khiến quá trình chạy chữa vô cùng khó khăn, phức tạp, thậm chí kéo dài suốt cả cuộc đời.

- Gây độc cho hệ thần kinh: Khi phân ở lại lâu trong trực tràng, không chỉ nước mà còn có cả các chất độc bị hấp thu. Các chất độc này sẽ gây hại cho hệ thần kinh, khiến trẻ luôn cáu kỉnh, mệt mỏi và chán ăn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, gây mất tập trung trong học tập.

Chính vì những lý do này mà cha mẹ nên có biện pháp điều trị táo bón cho trẻ càng sớm càng tốt. 

Điều trị táo bón ở trẻ em như thế nào?

Khi thấy biểu hiện khó rặn, khó tiêu, vã mồ hôi và rặn nhiều mà không đi được hoặc phân dính máu thì chứng tỏ trẻ đang bị táo bón nặng. Cha mẹ cần áp dụng ngay các biện pháp sau đây để điều trị táo bón ở trẻ hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm: 

Thuốc nhuận tràng 

Có 2 loại thuốc nhuận tràng thường được sử dụng đó là: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu và thuốc nhuận tràng kích thích giúp làm mềm phân, tống đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ được sử dụng khi thật sự cần thiết, trong trường hợp cấp. Không dùng kéo dài vì có nhiều tác dụng phụ. Thậm chí, nếu lạm dụng có thể làm mất phản xạ đi đại tiện và phải phụ thuộc vào thuốc. 

Chế độ ăn

Tạo cho trẻ thói quen ăn uống điều độ, chế độ ăn hợp lý là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng táo bón. Cụ thể là: 

- Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày: Hiệp hội các chuyên gia dinh dưỡng Vương quốc Anh khuyến nghị, lượng chất xơ bình thường hàng ngày cho trẻ từ 2 tuổi nên như sau:

+ Trẻ 2 - 5 tuổi: 15g chất xơ mỗi ngày.

+ Trẻ 6 - 11 tuổi: 20g chất xơ mỗi ngày.

+ Trẻ 12 - 15 tuổi: 25g chất xơ mỗi ngày.

+ Trẻ trên 16 tuổi: 30g chất xơ mỗi ngày. 

- Uống đủ nước mỗi ngày: Giúp tăng lượng chất lỏng trong phân, khiến phân mềm hơn và dễ tống ra ngoài. 

- Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa rất tốt, giúp tăng cường sức đề kháng, cần thiết khi đang bị rách niêm mạc, chảy máu ở hậu môn, trực tràng. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: Cam, chanh, bưởi, kiwi, lê, mận,...

- Hạn chế ăn thịt đỏ vì chúng có chứa các sợi protein làm quá trình tiêu hóa khó khăn hơn. Đồng thời, trong thịt đỏ chứa nhiều sắt, dễ gây táo bón.

Chế độ sinh hoạt

- Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày: Cố gắng tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh hàng ngày vào những giờ nhất định. Tốt nhất nên sau bữa sáng, trước khi đến trường hoặc nhà trẻ. Khi thấy bé đang chơi bỗng nhiên chạy vô góc nhà đứng hoặc ngồi: Đó là dấu hiệu bé đang nín nhịn. Mẹ nên khuyến khích bé đi tiêu lúc này.

Nếu bé đi tiêu phân khô, rắn, đau rát phần hậu môn hoặc có kèm 1 ít máu, cha mẹ có thể thoa một ít kem dưỡng ẩm vào vùng hậu môn sau khi vệ sinh sạch với nước và lau khô bằng khăn mềm để giúp bé dễ chịu hơn.

- Tăng cường vận động: Khuyến khích trẻ hoạt động thường xuyên giúp kích thích nhu động ruột, tống đẩy phân ra ngoài được dễ dàng hơn. 

- Xoa bụng hàng ngày: Xoa bụng hàng ngày cho bé để kích thích nhu động ruột, giúp ruột già đào thải phân dễ dàng hơn. Mẹ nên xoa 2 bàn tay vào nhau cho ấm lên rồi xoa bụng nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần thực hiện kéo dài từ 10 - 15 phút.

Bài thuốc dân gian 

- Mật ong: Đây là dược liệu có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giúp cho khối phân mềm và ẩm ướt khi đi qua hệ tiêu hóa. Mật ong hoạt động như một chất bôi trơn kích thích ruột đẩy phân ra ngoài. Bạn có thể dùng 50g cà rốt rửa sạch, xay nhuyễn, thêm 150ml nước, đun nhỏ lửa. Sau đó, thêm 25ml mật ong, khuấy đều, dùng 2 lần/ngày.

- Khoai lang: Cả củ và lá khoai lang đều giúp chữa táo bón nhờ tác dụng nhuận tràng tự nhiên. Bạn có thể lựa chọn một trong 2 cách sau:

+ Cách 1: Lấy 1 củ khoai lang sống, gọt vỏ, cho vào cối giã nát. Chế thêm 1 bát nước sôi vào, khuấy đều, gạn lấy nước cốt uống vào buổi sáng.

+ Cách 2: Lấy 60g lá khoai lang tươi nấu canh hoặc nước uống.

 

Khoai lang giúp cải thiện táo bón hiệu quả

 

Sữa Ecolait – Giải pháp cải thiện táo bón ở trẻ em hiệu quả, an toàn hàng triệu cha mẹ tin dùng

Để không làm cản trở đến quá trình phát triển bình thường của trẻ nhỏ và giúp hệ tiêu hóa của bé được phục hồi thì việc loại bỏ chứng táo bón là vô cùng cần thiết. 

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện một sản phẩm được cho là bước đột phá trong lĩnh vực tiêu hóa đó là sữa ecolait được nghiên cứu từ Viện Dinh Dưỡng Ứng Dụng. 

Thấu hiểu được những lo âu của mẹ, sữa ecolait với thành phần dinh dưỡng được nghiên cứu dành riêng của trẻ em Việt Nam giúp giải quyết dứt điểm tình trạng biếng ăn, chậm lớn, táo bón, tiêu hóa kém.

Bổ sung thành phần chất xơ hòa tan FOS kết hợp với Lysine, Kẽm, Selen... giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng khó tiêu, táo bón.

Cung cấp thành phần sữa non Colostrum chứa nhiều kháng thể tự nhiên giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường quá trình hấp thụ

5 Enzyme giúp bé dễ dàng hấp thụ dưỡng chất, tăng ẩm cho phân, làm mềm phân và xốp phân, bé chẳng lo táo bón.

Bằng sự kết hợp hiệu quả của các thành phần trên, Ecolait đem lại hiệu quả tích cực và rõ rệt trên nhiều trường hợp táo bón ở trẻ nhỏ. Đồng thời cũng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ lấy lại năng lượng sau khi bị táo bón.

>>> Các mẹ bỉm chia sẻ:

“Bé nhà mình đợt trước rất biếng ăn, hay táo bón, dùng rất nhiều loại thuốc bổ khác nhau cũng như bổ sung chất xơ từ thực phẩm mà cũng không ăn thua gì. Từ ngày có sữa Ecolait, mình cho bé dùng thử tuần đầu thấy dấu hiệu táo bón đỡ rõ rệt. Dùng hết tháng, cháu đỡ biếng ăn hơn. Từ tháng thứ 2, tình trạng biếng ăn và táo bón không còn. Hiện nay, cháu đang sử dụng duy trì 2 ly mỗi ngày

”.

Tất tần tật những thông tin về tình trạng táo bón đã được giải đáp đầy đủ qua bài viết trên. Cha mẹ đừng quên lựa chọn sản phẩm đã được kiểm chứng như Ecolait để bảo vệ sức khỏe đường ruột của con ngay hôm nay nhé!

 

Viết bình luận của bạn