Tăng đề kháng cho trẻ dưới 2 tuổi mùa Covid-19

1. Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng là tấm lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của môi trường và tác nhân gây hại. Trong bối cảnh covid-19 thì việc tăng sức đề kháng cho trẻ là hết sức cần thiết. Trẻ cần ăn đủ chất và uống đủ nước, vận động và giữ gìn vệ sinh hợp lý trong 24h,… giúp trẻ tăng đề kháng, tránh nhiễm bệnh dịch.              

Dinh dưỡng trẻ tăng sức đề kháng cho bé mùa dịch Covid-19 | Vinmec

2. Lời khuyên dinh dưỡng và vận động hợp lý

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang trong thời kỳ bú mẹ.

-         Bú mẹ hoàn toàn bởi vì trong sữa mẹ có đầy đủ các chất cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt với các trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu thì sữa mẹ là nguồn bổ sung kháng thể vô cùng cần thiết để giúp trẻ tránh khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.

-         Bởi vì sữa mẹ rất quan trọng cho nên dinh dưỡng mẹ sao cho đầy đủ và hợp lý. Mẹ phải ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là: chất đạm,  chất đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ăn đa dạng các loại hoa quả trong các bữa phụ để bổ sung vitaminC, vitaminA, vitamin nhóm B tăng sức đề kháng cho cơ thể.

-         Hạn chế các thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, cà phê nước ngọt có ga,…

Đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi

-         Đối với trẻ ăn sam ăn dặm các mẹ nên chế biến bát bột từ loãng đến đặc dần và quan trọng phải đủ 4 nhóm chất là: Đạm ,tinh bột, béo và vitamin và khoáng chất

-         Nhóm tinh bột: gạo,khoai hoặc ngũ cốc,…

-         Nhóm đạm: ăn đa dạng thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, mực,…Đặc biệt là nhóm hải sản, thịt gia súc chứa nhiều kẽm. Kẽm là một chất khoáng giúp tăng cảm giác ngon miệng, hấp thu tốt và tăng hệ miễn dịch.

-         Nhóm chất béo: Bổ sung xen kẽ cả mỡ động vật và dầu thực vật. Mẹ có thể chiên mỡ gà hoặc mỡ lợn và bổ sung vào bữa ăn dặm.

-         Nhóm vitamin và khoáng chất: Bổ sung rau, quả, có chứa nhiều vitamin A, C, E là cùng cần thiết vì các vitamin trên giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ hệ tiêu hoá. Vitamin A có nhiều trong khoai lang, cà rốt, bí ngô hay quả tươi có màu đỏ hoặc màu vàng như: xoài, đu đủ, dâu tây, dưa hấu,…Vitamin C có trong các loại quả như cam, bưởi, ổi,… Còn vitamin E có trong dầu ăn, các loại hạt như hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, quả bơ, măng tây, bông cải xanh…

-         Khi chế biến cho trẻ thì cần nấu chín đủ mềm để phủ hợp với khả năng nhai nuốt của trẻ.

Uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm .Khi có cảm giác khô họng là uống ngay không phải chờ khát nước mới uống.

Giữ vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Giữ ấm cơ thể đặc biệt giữ ấm cổ họng.

Viết bình luận của bạn