Tăng cường khả năng miễn dịch của con trong những năm đầu đời

Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng với sự phát triển toàn diện của trẻ nó là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể chống lại “những kẻ xâm lược” khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và thậm chí là nấm. Yếu tố gây bệnh - kháng nguyên có mặt ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường tự nhiên. Phản ứng miễn dịch hay cơ chế bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
  • Bước 2: Khi kháng nguyên vượt qua khỏi hàng rào bảo vệ bên ngoài và xâm nhập vào trong cơ thể, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ xâm nhập này. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.
  • Bước 3: Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho yếu tố gây bệnh phát triển.

Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.

Khác với hệ miễn dịch của người lớn, hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang trong quá trình hình thành và dần hoàn thiện. Do đó, trong những năm đầu đời, con sẽ rất dễ bị bệnh vặt cũng như có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính sau này nếu không được chăm sóc đúng cách.

Hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện là lý do khiến trẻ dễ mắc bệnh vặt 

Hệ miễn dịch của trẻ phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ 

Trong 3 tháng cuối thai kỳ và lúc mới chào đời, hệ miễn dịch của trẻ được đảm bảo bởi hệ thống kháng thể tự nhiên globulin (bao gồm: IgG, IgA, IgM, IgE, IgD) nhận được từ mẹ truyền qua trong thời kỳ mang thai. Quá trình này được gọi là “miễn dịch thụ động” vì các kháng thể được truyền một cách thụ động từ mẹ sang con. Do đó, dinh dưỡng của mẹ đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh. 

Tuy nhiên “miễn dịch thụ động” không tạo ra được sức đề kháng lâu dài vì nồng độ các kháng thể từ mẹ truyền cho (đặc biệt là IgG) sẽ giảm mạnh trong 6 tháng sau khi sinh (chỉ còn khoảng 20%). Để giúp trẻ có được các kháng thể cần thiết và phát triển hệ miễn dịch, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất. Lượng sữa mẹ và chất lượng của sữa mẹ cung cấp cho bé dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ theo từng giai đoạn:

  • 6 tháng đầu: sữa mẹ đáp ứng đủ 100% nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
  • 6 -12 tháng tuổi: sữa mẹ đáp ứng 70% nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
  • 1 - 2 tuổi: sữa mẹ đáp ứng 30 - 40% nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Không chỉ vậy, sữa mẹ vẫn tiếp tục có một lượng nhỏ các yếu tố miễn dịch để hỗ trợ sức đề kháng cho bé lâu dài. Vì vậy, trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất trong chế độ ăn uống hằng ngày để có được nguồn sữa mát, chất lượng, giàu dinh dưỡng và kháng thể để có lợi cho sức khỏe lẫn hệ miễn dịch của con. Ngoài ra, luôn ghi nhớ hãy tận dụng nguồn sữa đầu quý giá và cho bé bú ngay sau sinh vì những tác dụng của sữa non với trẻ sơ sinh là rất lớn. 

 

 

Viết bình luận của bạn