TẠI SAO TRẺ CHẬM TĂNG CÂN? giải pháp giúp trẻ hết biếng ăn
Việc bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ chậm tăng có thể xem là giải pháp cần thiết và mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trẻ chậm tăng cân nên ăn gì thì không phải bố mẹ nào cũng biết. Bài viết chia sẻ dưới đây sẽ cho các bậc phụ huynh câu trả lời chính xác nhất.
1. Nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chậm tăng cân ở trẻ, đó là:
- Do di truyền: Thể trạng, sức vóc của cha mẹ cũng có thể di truyền một phần cho con cái. Nếu bố mẹ thấp bé, nhẹ cân thì rất có khả năng trẻ sẽ bị chậm tăng cân, thấp còi.
- Do trẻ biếng ăn: Biếng ăn là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt đây lại là một trong những nguyên nhân chính dẫn khiến trẻ chậm tăng cân. Khi trẻ ăn quá í cơ thể sẽ không được cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển thì sẽ ảnh hưởng lớn đến cân nặng và thể chất của trẻ.
- Trẻ thiếu vitamin và khoáng chất: Có thể trẻ thiếu các vi chất cần thiết như: canxi, sắt, kẽm và các khoáng chất khác sẽ khiến bé dễ bị nhiễm bệnh, chán ăn, suy dinh dưỡng… Điều này tác động xấu đến cân nặng và sự phát triển của hệ cơ, xương khớp và trí não của trẻ.
- Khả năng hấp thụ dưỡng chất kém: Do hệ tiêu hóa của trẻ thiếu đi một vài loại men tiêu hóa hoặc lợi khuẩn do bẩm sinh hoặc sử dụng thuốc kháng sinh gây ra. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của trẻ. Khiến đường ruột của trẻ không hấp thụ được thức ăn và chuyển hóa thành dưỡng chất để nuôi cơ thể. Đây chính là tác nhân gây nên tình trạng chậm tăng cân ở trẻ, làm gián đoạn quá trình phát triển và tăng trưởng.
- Trẻ bị một số bệnh lý: Các bệnh lý về đường tiêu hóa hay các vấn đề sức khỏe khác sẽ cản trở sự phát triển và tăng cân đều đặn của trẻ
- Trẻ quá hiếu động: Những trẻ ưa hoạt động sẽ giải phóng năng lượng nhiều và nhanh hơn những đứa trẻ khác. Nếu bố mẹ không bù đắp được đủ số năng lượng đã mất thì sẽ làm trẻ chậm tăng cân, thấp còi.
-
2. Nguyên tắc bổ sung các thực phẩm giúp bé tăng cân
Trước khi lựa chọn những loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất phù hợp và tốt cho con, bố mẹ nên hiểu được những nguyên tắc “vàng” sau đây
-Bổ sung theo nhu cầu về độ tuổi, thể trạng của trẻ
Với mỗi độ tuổi và các mốc phát triển của trẻ thì bố mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Bởi bộ máy hoạt động của cơ thể trẻ thay đổi, cùng với đó là nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Ví dụ như với những trẻ mới bắt đầu tập ăn bổ sung thì nên dùng thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà giàu đạm nhưng dễ tiêu, đến tháng thứ 7 có thể ăn thịt bò, cá, tôm, cua…; những tháng sau thì ăn đa dạng hơn.
-Kết hợp thực phẩm linh hoạt, đa dạng
Ngoài việc kết hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ, bố mẹ cũng nên bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ như men vi sinh, canxi, kẽm…các vitamin và khoáng chất cũng giúp cải thiện cân nặng của trẻ đáng kể. Đồng thời, thực đơn hằng ngày của con cũng phải có sự đa dạng về món ăn và thay đổi linh hoạt. Tránh tình trạng lặp đi lặp lại một món, rất dễ gây cảm giác nhàm chán cho bé.
- Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng chỉ thực sự phát huy tác dụng tốt nhất khi được bổ sung vừa đủ và cân bằng với nhau. Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, một bữa ăn cần cân đối 4 nhóm thực phẩm chính đó là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đây chính là nền tảng quan trọng quyết định đến sức khỏe, năng lượng và sự tăng trưởng cả về thể chất và trí tuệ của trẻ.
-
3. Trẻ chậm tăng cân nên ăn gì để “lớn nhanh như thổi”?
Những loại thực phẩm có tác dụng tốt trong việc cải thiện cân nặng hiệu quả cho trẻ có thể kể đến như:
- Phô mai
Phô mai là “ứng cử viên sáng giá” đầu tiên để trả lời cho câu hỏi “Trẻ chậm tăng cân ăn gì?”. Phô mai là một sản phẩm làm từ sữa chứa nhiều dinh dưỡng với hàm lượng đạm, canxi và chất béo dồi dào, giúp cung cấp năng lượng và nhanh chóng khắc phục cân nặng cho trẻ. Sản phẩm này có vị béo, ngậy đặc trưng nên được rất nhiều trẻ yêu thích.
Bố mẹ có thể chế biến phô mai thành những món ăn mới đem lại sự mới mẻ cho con như: bánh mì kẹp phô mai, trộn phô mai với salad rau củ hay rán trứng với phô mai… Tuy nhiên không nên thay thế phô mai hoàn toàn cho các thực phẩm khác.-Protein từ thịt, cá
Protein là một trong 4 nhóm dinh dưỡng chính và quan trọng cần có trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ. Đặc biệt thịt và cá là 2 loại thực phẩm giàu năng lượng, rất thích hợp cho trẻ chậm tăng cân. Tuy vậy, với những thực phẩm quen thuộc và phổ biến như thịt và cá thì bố mẹ nên tham khảo những cách chế biến mới lạ, phù hợp cho trẻ, tránh cảm giác nhàm chán và không hứng thú khi ngồi vào bàn ăn.
-Ngũ cốc và tinh bột
Ngũ cốc và tinh bột không thể thiếu trong danh sách thực phẩm “Trẻ chậm tăng nên ăn gì?”. Đây cũng thuộc nhóm 4 chất dinh dưỡng cơ bản, cung cấp nguồn năng lượng chính cho trẻ mỗi ngày. Đồng thời chúng có hiệu quả tích cực trong công cuộc “vỗ béo” trẻ. Cơm, ngũ cốc, xôi, khoai tây, mỳ… đều là những thực phẩm chứa nhiều tinh bột tốt cho trẻ.
-Các loại hạt
Nếu bạn vẫn chưa biết thì trong các loại hạt nói chung chứa rất nhiều calorie, khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ. Thay vì cho con ăn những món ăn vặt thiếu lành mạnh thì giờ đây bố mẹ có thể thay thế chúng bằng các loại hạt, vừa là một thức ăn thêm cho con lại vừa có thể cải thiện cân nặng của trẻ mỗi ngày.
-Sữa và các sản phẩm từ sữa
-
Sữa là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ. Đây là loại thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cũng như các vi chất quan trọng khác. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho con ăn thêm các sản phẩm từ sữa như váng sữa, sữa chua dạng đặc hoặc dạng uống…Chúng vẫn có tác dụng giúp trẻ tăng cân lại vừa thay đổi khẩu vị của trẻ, trong trường hợp trẻ chỉ uống sữa không. Đồng thời, sữa chua cũng giúp tăng lợi khuẩn, kích thích quá trình tiêu hóa, trẻ sẽ nhanh đói hơn, có cảm giác thèm ăn, nhờ vậy sẽ ăn ngon miệng và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
-Rau củ, trái cây
Các loại rau củ, trái cây là nguồn thực phẩm bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp bé phát triển cân đối, lành mạnh cả về thể chất và trí tuệ. Vì vậy việc thêm rau củ, trái cây vào trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ là điều cần thiết nếu bố mẹ muốn cải thện cân nặng của con.
-Quả hạch khô
Trong các loại quả hạch khô như óc chó, macca, hạnh nhân, hạt chia chứa rất nhiều omega thực vật, vitamin, chất xơ và nhiều năng lượng. Đây cũng là một trong những thực phẩm bổ sung đem lại nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ.
-Những sản phẩm giàu acid amin
Acid amin là thành phần chính cấu tạo nên protein, giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ các cơ, xương, tế bào hồng cầu và các tế bào khác trong cơ thể. Bổ sung đầy đủ 8 acid amin thiết yếu, 2 acid amin bán thiết yếu sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, ngủ ngon, tăng sức đề kháng. Những sản phẩm giàu acid amin cũng là một một ý hay cho nỗi băn khoăn “Trẻ chậm tăng cân ăn gì?”.
-Bổ sung men vi sinh
Song song với việc cho bé ăn uống đầy đủ các dưỡng chất thì bố mẹ cũng cần bổ sung thêm men vi sinh để thúc đẩy bé tăng cân đều đặn. Bởi mọi hoạt động ăn uống và tiêu hóa thức ăn đều diễn ra trong đường ruột. Vì vậy, có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thụ tốt thì việc bổ sung dưỡng chất mới thực sự có ý nghĩa. Men vi sinh sẽ “đáp ứng” tất cả những điều này. Từ đó, giúp bé phát triển toàn diện cả về cân nặng, chiều cao lẫn trí tuệ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, lợi khuẩn Probiotics trong men vi sinh có tác dụng kích thích vi khuẩn có lợi trong đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại, giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột. Lợi khuẩn này còn giúp tăng miễn dịch, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, trung hòa các độc tố được tạo ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Đồng thời cũng giúp tổng hợp những vitamin có lợi cho cơ thể.
Prebiotics là một chất xơ hòa tan từ thực vật. Chúng được coi là nguồn thức ăn của lợi khuẩn Probiotics và tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn này hoạt động. Ngoài ra, Prebiotics còn giúp thức ăn đi vào đường ruột được tiêu hóa dễ dàng hơn. Hạn chế tối đa các vấn đề như khó tiêu, đầy hơi, táo báo, tiêu chảy… ở trẻ. Nhờ đó, trẻ ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa tốt, giúp phát triển nhanh cả về thể lực và trí não.
Còn công nghệ sản xuất Lab2Pro sẽ giúp bảo vệ lợi khuẩn với 2 lớp bao kép. Đặc biệt, các lợi khuẩn sẽ được duy trì ở trạng thái sống và hoạt động bình thường khi đi vào cơ thể của trẻ.