Nôn trớ ở trẻ sơ sinh: khi nào là bất thường?

Hành trình chăm con chưa bao giờ là điều dễ dàng. Bất kì một sự thay đổi nhỏ của con cũng có thể gây lo lắng cho cha mẹ. Và tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh cũng không phải là ngoại lệ. Đây là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nôn trớ cũng có thể là một biểu hiện sinh lý bình thường trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nó cũng có thể tiềm ẩn một bệnh lý nào đó. Vậy tôi phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ? Hãy theo dõi bài viết sau đây cùng Chuyên gia của vibeyeu.com.vn nhé!

 

Nôn là sự tống xuất gắng sức toàn bộ hay một phần các chất chứa trong dạ dày ra ngoài. Vì vậy nôn cần có sự co bóp của dạ dày phối hợp với sự co thắt của các cơ bụng. Và nôn được xem là một phản xạ bảo vệ cho cơ thể. Nôn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lí khác nhau. Dường như, nôn thường đi kèm những triệu chứng khác, như sốt hoặc tiêu chảy.

Trớ là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng, hoặc có thể qua miệng ra ngoài số lượng ít. Và trớ chỉ do sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Thông thường trớ thường đi kèm với ợ hơi. Trớ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt sau khi bú sữa mẹ. Có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày hoặc với tuần suất ít hơn. 

Trớ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt sau khi ăn no Trẻ sơ sinh trớ nhiều nhất là sau khi ăn no

 

Trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa là do đâu?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ sữa có thể tiềm ẩn những nguyên nhân khác nhau.

 

 

Nguyên nhân sinh lý

 

Bạn biết đấy, trẻ sơ sinh có một hệ tiêu hóa còn non yếu. Giữa thực quản và dạ dày có một cơ vòng. Cơ này co thắt giúp ngăn ngừa sự trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản. Ở trẻ sơ sinh, sự hoạt động của các cơ thắt còn chưa hoàn thiện. Cộng thêm dạ dày ở trẻ sơ sinh thường nằm ngang hơn so với người lớn và thể tích dạ dày còn rất ít. Vì vậy trớ dễ xảy ra, đặc biệt nếu trẻ ăn quá no. Tình trạng này sẽ tự giới hạn trong vòng 1 năm đầu đời.

 

Do sai lầm về ăn uống và chăm sóc

 

Tư thế bú và cách ngậm bắt vú cũng có thể dẫn đến tình trạng nôn trớ

  • Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, ngậm vú chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày gây nôn trớ.
  • Cho trẻ ăn một lượng quá nhiều mỗi cữ.
  • Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay. Hoặc quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt cũng có thể gây nôn trớ.Tư thế bú và cách ngậm bắt vú cũng có thể dẫn đến tình trạng nôn trớ

 

Bệnh lý

 

Một số bệnh lý cũng gây ra triệu chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

 

  • Trẻ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Tình trạng nhiễm trùng có thể kích thích dạ dày gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Ví dụ như viêm đường hô hấp trên, viêm màng não
  • Sốt mọc răng
  • Do đau, chẳng hạn như sốt, đau tai hoặc tiêm phòng
  • Tắc nghẽn trong dạ dày hoặc ruột. Có thể do dị tật đường tiêu hóa như hẹp phì đại môn vị, thoát vị hoành, teo thực quản. Hoặc do một số bệnh lý ngoại khoa như tắc ruột, xoắn ruột. Tình trạng này thường đi kèm nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí trung đại tiện, đi ngoài phân có máu, dịch dạ dầy nâu đen
  • Một số loại thuốc
  • Chất gây dị ứng, bao gồm phấn hoa; tuy nhiên rất hiếm gặp ở trẻ dưới 1 tuổi
  • Say tàu xe, chẳng hạn như trong một chuyến đi xe
  • Chóng mặt, có thể xảy ra sau khi xoay vòng quá nhiều
  • Tình trạng không dung nạp sữa

 

Khi nào thì nôn trớ ở trẻ sơ sinh là bất thường?

 

Mỗi khi con bị nôn trớ sữa, bạn luôn tự hỏi điều này có bình thường không? Con có không khỏe hay không? Có một số dấu hiệu đi kèm nôn trớ cho thấy nó là bất thường. Bao gồm:

 

  • Trẻ không tăng cân, hoặc bị sụt cân
  • Quấy khóc suốt ngày vì khó chịu
  • Trẻ không chịu bú sữa
  • Môi và miệng trẻ bị khô. Tình trạng này có thể do trẻ bị mất nước
  • Chất lỏng trào ra có màu bất thường. Như màu xanh lá cây, màu vàng, màu đỏ hồng. Hoặc trẻ nôn ra chất như bã cà phê.
  • Nôn trớ ra máu
  • Tiêu chảy, phân có máu
  • Khó thở
  • Sốt
  • Bắt đầu trớ từ 6 tháng trở lên

 

Nếu trẻ sơ sinh bị nôn trớ kèm những dấu hiệu bất thường trên, bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Hoặc thậm chí nếu bạn cảm thấy trẻ không khỏe, đừng ngần ngại đưa trẻ đi khám.

 

Nôn trớ sữa có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh không?

 

Nôn trớ sữa bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Miễn là trẻ có vẻ vẫn thoải mái và ăn uống tốt và tăng cân, có rất ít lý do để lo lắng. Nếu em bé của bạn tăng cân, thì bé sẽ không bị tổn hại bởi lượng calo bị mất khi bị nôn trớ.

 

Nếu nôn trớ liên quan đến một tình trạng bệnh lý, trẻ cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để đảm bảo trẻ được tăng trưởng đầy đủ.

 

Xử lý khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa

 

  • Ngay khi trẻ nôn trớ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn. Sau đó, bạn hãy nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau). Bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong miệng và họng trẻ
  • Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ. Đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài. Lưu ý không vỗ trực tiếp lên vùng cột sống của trẻ.
  • Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm. Thay những đồ vải có dính chất nôn cho trẻ.
  • Khi trẻ đã hết cơn nôn, cho trẻ uống nước ấm từng thìa nhỏ. Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình từ từ
  • Giúp trẻ ngủ, không dùng thuốc chống nôn khi chưa có ý kiến của bác sỹ
  • Theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo

Xử trí trường hợp trẻ bị sặc chất nôn trớ – Dị vật đường thở

Khi trẻ bị sặc chất nôn trớ – dị vật đường thở, nếu trẻ hít phải chất nôn trớ

  • Không được cố dùng tay móc chất nôn
  • Làm ngay nghiệm pháp Heimlich để tống dị vật ra.
  • Sau khi tống chất nôn ra được nếu trẻ còn mệt phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất

Phương pháp Heimlich vỗ lưng

  • Đỡ trẻ nằm sấp bằng một tay của người cấp cứu
  • Bàn tay nâng đầu, cổ trẻ thấp hơn thân trẻ
  • Dùng bàn tay kia vỗ 5 cái vào lưng trẻ ở khoảng giữa 2 bả vai trẻ

Phương pháp Heimlich ấn ngực

  • Đỡ trẻ nằm ngửa trên 1 tay của người cấp cứu
  • Bàn tay đỡ đầu và cổ trẻ thấp hơn thân trẻ
  • Hút sạch sữa trào ra ở vùng mũi họng (nếu có)
  • Dùng 2 ngón tay của bàn tay kia ấn mạnh ở vùng giữa dưới ức 5 lần
  • Đánh giá lại trẻ, có thể kết hợp vỗ lưng – ấn ngực
    Minh họa nghiệm pháp Heimlich vỗ lưng (bên trái) và Heimlich ấn ngực (bên phải)

 

Những biện pháp ngăn ngừa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Ngoại trừ nguyên nhân do bệnh lý, những trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa thông thường đều có thể được cải thiện. Nhờ thay đổi một vài thói quen nhỏ khi cho bé bú hoặc khi chăm sóc bé.

Đảm bảo tư thế và cách ngậm bắt vú đúng

Bạn biết không, cách bạn cho bé bú cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Tư thế và cách ngậm bắt vú không đúng sẽ khiến trẻ “hút” vào cùng lúc một lượng khí thừa đáng kể. Trong khi thể tích dạ dày của trẻ còn quá nhỏ. Vì vậy dễ gây nôn trớ cho trẻ.

Để tránh tình trạng này, khi cho bé bú mẹ, bạn chỉ nên cho bé bú từ từ, tránh để bé ăn quá no mỗi lần. Với trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ. Sao cho sữa luôn ngập cổ bình, không để khí “len lỏi” vào dạ dày bé.

Chia nhỏ khẩu phần của trẻ

Không nên cho bé bú quá nhiều trong 1 lần. Bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày cho trẻ. Với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần, giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.

Không để trẻ nằm ngay sau khi bú sữa

Sau khi bú không nên cho trẻ nằm ngay khiến bé nôn trớ Sau khi bú không nên cho trẻ nằm ngay, nên bế trẻ giúp trẻ ợ hơi

Sau khi cho bé ăn xong, bạn không nên cho bé nằm ngay. Tốt nhất, bạn nên cho bé ợ hơi để “giải thoát” bớt lượng khí thừa, tránh làm con bị đầy bụng, khó tiêu. Có thể bé trẻ ở tư thế thẳng trong 20 – 30 phút, vỗ lưng ợ hơi sau khi bú. Không nảy người trẻ hoặc đung đưa trẻ quá nhiều sau khi bú.

 

Massage quanh rốn nhẹ nhàng

 

Việc massage quanh rốn, theo chiều kim đồng hồ giúp tăng hoạt động của ruột, tăng tiết dịch. Giúp trẻ tiêu hóa nhanh hơn, bài tiết phân đều đặn hàng ngày, làm giảm chướng bụng và nôn trớ.

 

Tránh quần áo hoặc tã lót bó sát vùng bụng trẻ

 

Việc mặc quần áo quá chật hay bó sát có thể gây áp lực lên bụng, khiến trẻ nôn trớ.

 

Bổ sung canxi cho trẻ

 

Nôn trớ đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy có thể trẻ không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bạn nên thảo luận với bác sĩ để bổ sung canxi đầy đủ cho trẻ.

 

Sau khi đã điều chỉnh mà nôn trớ không cải thiện và còn kèm theo các dấu hiệu bất thường. Bao gồm: sốt, quấy khóc liên tục, lơ mơ, co giật, nôn liên tục, chất nôn bất thường,… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

 

Tóm lại, nôn trớ rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân có thể do sinh lý, do cách cho ăn trẻ chưa đúng. Tuy nhiên cũng có thể là do một bệnh lý tiềm ẩn. Khi trẻ bị nôn trớ, bạn cần bình tĩnh để xử lí. Theo dõi những dấu hiệu bất thường và sự tăng trưởng của trẻ. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc về tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Viết bình luận của bạn