MẸ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ ĐỂ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TỐT NHẤT?
Để sự hình thành và phát triển của thai nhi diễn ra suôn sẻ, mẹ bầu cần hết sức lưu ý điều chỉnh cho phù hợp không chỉ chế độ dinh dưỡng, sức khỏe mà còn cả sinh hoạt, tinh thần. Bài viết dưới đây sẽ lưu ý giúp mẹ những điều cần làm để có thai kỳ khỏe mạnh.
Những điều mẹ cần lưu ý để sự hình thành và phát triển của thai nhi diễn ra tốt nhất
1. Lưu ý về sức khỏe trong thai kỳ
Để bảo vệ sức khỏe thai kỳ, mẹ cần nghiêm túc thực hiện các buổi khám thai định kỳ. Bước đầu tiên và cũng rất quan trọng để đảm bảo việc mang thai khỏe mạnh đó chính là chọn được một bác sĩ chu đáo, tận tâm cho bà bầu. Việc thăm khám và kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi mang thai là nền móng để bạn có thể yên tâm với sức khỏe của mình trong suốt hơn 9 tháng mang nặng. Trong 3 tam cá nguyệt, mẹ nên khám thai theo lịch trình sau:
- Cứ 4 tuần/ lần tái khám cho đến tuần thai thứ 28.
- Cứ 2 tuần/ lần tái khám kể từ tuần thai thứ 28 đến tuần thai thứ 36.
- 1 lần/ tuần hoặc thường xuyên hơn theo chỉ đạo của bác sĩ sau tuần thứ 36 của thai kỳ.
Hãy tuân thủ lịch khám thai để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh
2. Lưu ý trong tập luyện
Tùy theo tình trạng của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ mà lựa chọ phương pháp tập luyện phù hợp. Tốt nhất vẫn nên tư vấn BS trước khi quyết định sẽ tập luyện như thế nào. Việc tập luyện đúng cách & hợp lý sẽ giúp thai kỳ khỏe mạnh, việc tích cực vận động và tập luyện sẽ giúp mẹ bầu không bị thừa cân khi mang thai, ốm nghén hay tất cả các cơn đau nhức vật lý do hormone thai kỳ gây nên. Vận động thường xuyên còn giúp bé cưng trong bụng khỏe mạnh, quá trình vượt cạn dễ dàng hơn, đồng thời còn tăng khả năng tự hồi phục sau sinh một cách nhanh chóng. Vậy nên, mỗi ngày, mẹ cần duy trì lịch tập 30 phút mỗi ngày các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ…
Trong thời gian tập luyện, mẹ bầu nên chú ý những điều sau:
- Không tham gia vào bất kỳ bộ môn nào yêu cầu cường độ luyện tập cao hay đòi hỏi sức bền.
- Luôn luôn khởi động trước khi luyện tập, để tránh nguy cơ vọp bẻ, chuột rút hoặc các chấn thương khác.
- Tránh các động tác giãn cơ, kéo dài người hoặc nằm ngửa, vì chúng có thể tạo áp lực, làm giảm lưu lượng máu đến tử cung, khiến bà bầu chóng mặt và choáng váng.
- Tập ở môi trường quá nóng có thể gây hại đến bé con trong bụng, vì vậy nên tập ở nơi thoáng mát, trang bị sẵn nước lạnh để giải cứu cơn khát.
3. Lưu ý trong sinh hoạt hằng ngày để sự hình thành và phát triển của thai nhi diễn ra tốt nhất
- Thường xuyên ra ngoài trời
Theo chuyên gia, những mẹ bầu ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, con sinh ra sẽ bị vàng da, da kém tươi tắn. Ánh nắng mặt trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp mẹ bầu hấp thu magie, canxi và phốt pho, những nguyên tố cần thiết trong quá trình phát triển mô và xương của thai nhi.
- Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng ở phụ nữ mang thai gây nhiều tác động tiêu cực đến thai nhi, cản trở sự phát triển trí thông minh cảm xúc và IQ ở trẻ. Do đó, người mẹ cần giữ tinh thần thư thái, tránh xa các tác nhân gây ra stress.
- Uống thật nhiều nước
Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu cần nhiều nước hơn để đáp ứng nhu cầu đang thay đổi từng ngày của cơ thể. Nước rất cần thiết đối với các tế bào máu cũng như phòng ngừa tình trạng khử nước. Nước cũng là thành phần thiết yếu trong sữa mẹ cũng như hỗ trợ quá trình tiết sữa.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên
Trong suốt thai kỳ, phần lớn các mẹ bầu thường gặp phải các vấn đề về răng và lợi. Vấn đề răng lợi có thể dẫn đến nguy cơ sinh non. Vì vậy, mẹ bầu cần giữ vệ sinh răng miệng và kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
- Ngủ nhiều, ngủ đủ mới tốt.
Không chỉ ăn cho hai người, mẹ bầu cũng đang phải ngủ cho 2 người. Ngủ ngon và sâu khi mang thai sẽ cung cấp cho thai nhi thêm thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và phát triển toàn diện. 8 giờ mỗi tối và cố gắng chợp mắt khoảng 30-45 phút giữa trưa. Mẹ bầu nên ngủ theo nguyên tắc: Cứ đúng giờ là lên giường. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý:
- Nên ngủ nghiêng về bên trái vì tư thế này làm giảm áp lực mà cơ thể có thể gây ra cho các tĩnh mạch kết nối với tử cung.
- Không dùng bất cứ loại thuốc an thần hay thuốc ngủ nào nếu không được bác sĩ cho phép và chỉ định.
- Giữa đêm nếu phải thức dậy vì cơn ốm nghén, mẹ bầu nên đi bộ loanh quanh khoảng 5 phút để giảm bớt sự khó chịu và trở lại giấc ngủ dễ dàng hơn.
- Kiểm soát cân nặng trong thai kỳ.
Tăng cân khi mang thai là chuyện thường tình, nhưng tăng quá nhiều có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi. Để xác định được trọng lượng lý tưởng của mình khi mang thai, mẹ bầu nên xác định được chỉ số BMI của mình và dựa vào đó để tính toán số cân nặng tiêu chuẩn trong thai kỳ.
- Phụ nữ thiếu cân, BMI dưới 18,5, nên tăng từ 12,5kg – 18kg.
- Phụ nữ có trọng lượng khỏe mạnh, BMI từ 18,5-24,9, nên tăng khoảng 11,25kg-15,75kg.
- Phụ nữ thừa cân, BMI từ 25-29,9, nên tăng từ 6,75kg-11,25kg.
- Phụ nữ béo phì, BMI cao hơn 30, nên tăng từ 4,95kg-9kg.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần thay đổi thói quen tiếp xúc với những hóa chất gây hại cho thai nhi:
- Không bao giờ uống rượu khi mang thai, bởi nó có thể gây ra hàng loạt những dị tật bẩm sinh cho thai nhi và các biến chứng trong thai kỳ. Uống rượu làm tăng đáng kể nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Bia không cồn hay rượu vang dù chỉ chứa một lượng ít ỏi cồn cũng tuyệt đối không nên đụng đến mẹ bầu nhé!
- Tránh hút thuốc khi mang thai, nó không những có hại cho phổi mà còn cực kỳ nguy hiểm cho bé con trong bụng. Khi bạn hút thuốc, em bé cũng đang hút theo. Nicotine trong thuốc lá thông qua máu, truyền qua dây nhau, tăng khả năng thai chết lưu, sảy thai và trẻ thiếu cân.
- Đừng phí thời gian tắm bồn nước nóng, xông hơi. Nhiệt độ cơ thể tăng quá cao có thể gây hại đến thai nhi, điển hình là dẫn đến biến chứng và khuyết tật. Đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên, bạn nên hết sức cẩn trọng về vấn đề tắm táp này. Tránh tắm nước nóng 38 độ C, nếu cần thiết chỉ nên ở trong môi trường này ít hơn 10 phút.
- Cắt giảm caffeine trong thực đơn hằng ngày. Nhiều nghiên cứu đã khuyến cáo rằng tiêu thụ caffeine từ cà phê, nước ngọt trong thai kỳ liên quan đến biến chứng sảy thai và sinh non. 200mg caffeine mỗi ngày có thể chấp nhận được.
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất độ hại từ môi trường xung quanh. Khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại từ thuốc tẩy rửa, thuốc trừ sâu, diệt côn trùng hay sơn, sản phẩm chứa thủy ngân hay chì, mẹ bầu sẽ đối mặt với nguy cơ đương đầu với các biến chứng thai kỳ, nguy hiểm hơn còn dẫn đến khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi.
- Tuyệt đối không ăn thịt, cá sống, chưa nấu chín. Bệnh truyền qua thực phẩm như toxoplasmosis, listeriosis, rất nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi. Mẹ bầu cũng nên tránh xa các loại cá lớn chứa nhiều thủy ngân, và chỉ nên ăn cá an toàn từ 1-2 lần/tuần.
4. Lưu ý về dinh dưỡng và thói quen ăn uống
Những dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung để sự hình thành và phát triển của thai nhi diễn ra tốt nhất
- Bổ sung axit folic: Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung 400 – 600 microgram axit folic bằng cách uống vitamin mỗi ngày để giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi. Ngoài ra, một số loại thực phẩm giàu axit foliccó thể kể đến là bánh mì, ngũ cốc, mì ống và các loại thực phẩm có hạt. Ngoài ra, trong các loại rau màu xanh, màu da cam cũng chứa một hàm lượng axit folic nhất định.
- Bổ sung men probiotic (lợi khuẩn đường ruột): giúp các mẹ hấp thụ tốt hơn các hàm lượng dinh dưỡng mà còn hỗ trợ em bé hoàn thiện hệ thống tiêu hóa ngay trong những tháng đầu tiên của chu kì mang thai.
- Bổ sung chất sắt: Tình trạng thiếu sắt cũng là một vấn đề thường xảy ra đối với các mẹ bầu trong thời gian mang thai. Thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sinh non và con sinh ra bị thiếu cân. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung sắt trong thời kỳ mang thai bằng cách bổ sung thêm vitamin B12 mỗi ngày. Trứng và các sản phẩm từ sữa là những thực phẩm giàu vitamin B12 các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên ăn để chăm sóc tốt cho sức khỏe thai nhi.
- Bổ sung canxi là không thể thiếu. Nên cố gắng bổ sung 1000 – 1200 mg canxi mỗi ngày để giúp phát triển toàn diện cho hệ thần kinh cũng như hệ xương của con yêu. Nguồn tuyệt vời của canxi: sữa, sữa chua, phô mai cứng, rau bina. Vitamin D cũng rất cần thiết với mẹ bầu, bởi nó giúp bạn hấp thụ canxi dễ dàng hơn.
Ngoài ra, trong chế độ ăn hằng ngày, mẹ cũng cần tuân thủ những quy tắc ăn uống như:
- Đảm bảo rằng bạn luôn ăn đủ, chứ không phải ăn kiêng hay ăn quá no. Đừng hiểu lầm cụm từ “ăn cho hai người” theo nghĩa đen. Các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên nạp thêm 360 Kcal trong 3 tháng giữa và 475 Kcal trong 3 tháng cuối vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày dựa trên bảng năng lượng chuẩn cho phụ nữ. Số lượng này tăng gấp đôi hoặc gấp ba chỉ khi bạn mang thai đôi hoặc mang thai ba.
- Tránh nạp năng lượng từ thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều chất béo.
- Ngoài vitamin, thực phẩm là nguồn bổ sung khoáng chất và dưỡng chất hoàn hảo nhất không thể thiếu trong thai kỳ.
- Tuyệt đối không ăn kiêng khi mang thai. Tăng cân trong thai kỳ là điều hiển nhiên, vì vậy nếu ăn kiêng, chẳng khác nào bạn đang “tiệt” đường phát triển của thai nhi. Không cắt giảm lượng calorie cần thiết trong các bữa ăn chính, thay vào đó giảm bớt những thực phẩm rác nghe có vẻ hợp lý hơn.
- Thức ăn nhanh hoàn toàn không phải giải pháp hay ho cho mẹ bầu. Nó chứa calorie rỗng, hoàn toàn không bổ béo gì.
- Nếu không thể kiềm chế sở thích ăn uống của mình trước những món ăn vặt không lành mạnh, bạn nên thử cách sau: Ăn món lành mạnh trước, sau đó ăn một ít thực phẩm không thân thiện. Từ từ, thói quen này sẽ tiến triển tốt hơn.
Ăn nhiều trái cây và rau quả giàu vitamin C rất tốt cho mẹ bầu. Khuyến cáo về lượng vitamin C hằng ngày là 70mg. Tuy nhiên, mẹ bầu nên bổ sung từ nguồn thực phẩm chứ không nên từ thuốc. Trái cây họ cam, quýt, đu đủ, dâu tây, bông cải xanh, súp lơ trắng, cá chua, nên được bổ sung 3-4 lần trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mẹ bầu.