Không còn nỗi lo bé biếng ăn nhờ giải pháp này- Chia sẻ dành cho mẹ

Biếng ăn- còi cọc – chậm lớn đang là nỗi lo lắng phiền muộn của nhiều bà mẹ có con nhỏ. Phải làm sao để con hết biếng ăn vẫn là bài toán khó giải, vòng luẩn quẩn đối với nhiều bà mẹ. Nhưng cũng đừng lo lắng, bài viết dưới đây chia sẻ cho mẹ bí quyết cải thiện nhanh chóng.tình trạng bé biếng ăn được nhiều bà mẹ lựa chọn.

I. Ảnh hưởng lâu dài khi bé biếng ăn

1. Thiếu hụt vi chất gây rối loạn tăng trưởng

Theo các chuyên gia, có 5 nhu cầu dinh dưỡng.mà trẻ cần là:

  • Chất đạm (protein)
  • Chất béo (lipid)
  • Các loại vitamin
  • Chất khoáng và các yếu tố vi lượng
  • Nước.

 

hình ảnh

Với những trẻ biếng ăn, chắc chắn các nhu cầu này sẽ không.được đảm bảo, dẫn đến tình trạng mất cân đối vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Nhiều chuyên gia cho biết, khi không được đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng dưỡng chất, trẻ.biếng ăn trong 2 năm đầu đời có nguy cơ nhẹ cân nhiều hơn 3 lần, thậm.chí thua kém từ 6 – 22% chỉ số cân nặng lý tưởng so với trẻ ăn uống tốt.

Hậu quả: Nếu để tình trạng bé biếng ăn diễn ra lâu ngày sẽ dẫn.đến hiện tượng trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.

2. Trí não chậm phát triển

Dinh dưỡng là một trong ba yếu tố quyết định sự phát.triển trí tuệ của trẻ (dinh dưỡng, gen, môi trường học tập và rèn luyện). Bé biếng ăn sẽ gặp phải nguy cơ thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng.tác động đến sự hoạt động hiệu quả của bộ não như: Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, Sắt, Taurin, chất béo… 

Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra, trẻ bị biếng ăn thua kém.hơn hẳn về điểm trí tuệ so với trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và sự thua thiệt này.có thể ảnh hưởng suốt 5 năm phát triển về sau của trẻ.

3. Suy giảm hệ miễn dịch

Khi con ăn không đủ khẩu phần, bức tường.bảo vệ bé khỏi những tác nhân gây hại sẽ suy yếu. Sức đề kháng của trẻ bị suy giảm nghiêm trọng. Lúc này, các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp như viêm họng, viêm.đường hô hấp trên, tiêu chảy, táo bón… đều có thể dễ dàng tấn công bé bất cứ lúc nào. Các số liệu thống kê cũng chỉ rõ: Khi suy giảm hệ miễn dịch, trẻ biếng ăn sẽ có số.ngày bệnh nhiều hơn 29%, nguy cơ viêm nhiễm đường.hô hấp nhiều hơn 45%.

4. Biếng ăn ảnh hưởng đến tâm, sinh lý của trẻ.

Những bé biếng ăn không có đủ dinh dưỡng nên thường xuyên.cảm thấy mệt mỏi, hạn chế vận động, ủ rũ, buồn bã, chậm chạp.

Ngoài ra, trẻ thường thụ động, hay cáu gắt, khó hòa nhập so với các bạn đồng trang lứa. Lâu ngày sẽ có nguy cơ cao bị trầm cảm, tự kỷ.

II. Nguyên nhân trẻ thường xuyên biếng ăn

1. Khẩu phần ăn thiếu cân đối hoặc ăn dặm quá sớm

Nhiều cha mẹ cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn thiếu cân đối như chỉ ăn.thiên lệch một nhóm thực phẩm hoặc ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất. Việc này khiến trẻ bị thiếu vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6 và B12), làm chậm quá trình.chuyển hóa thức ăn; hạn chế hấp thu dinh dưỡng; thiếu chất xơ.

 

Ngoài ra việc mẹ chuyển cho trẻ từ bú bình.sang ăn dặm quá nhanh khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi. Hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả do phải tiếp xúc với những loại thức ăn mới

Từ đó khiến trẻ bị khiến trẻ gặp phải những vấn đề về tiêu hóa như.đầy chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống và trẻ biếng ăn, còi cọc.

2. Thói quen cho trẻ ăn của cha mẹ

  • Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể đến từ việc món ăn không được chế.biến hấp dẫn hoặc lặp lại một vài món ăn hay nguyên liệu nấu ăn với tần suất quá dày.
  • Cha mẹ cho trẻ ăn không có giờ giấc cố định hoặc ăn nhiều quà vặt, bánh kẹo trước bữa ăn. Việc này khiến bé không bao giờ cảm thấy.đói nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không ăn trong các bữa chính.
  • Cho trẻ xem ti vi, điện thoại,… trong khi ăn khiến bé không tập trung khi.ăn, ăn lâu, gây hiện tượng ngang bụng, trẻ không muốn ăn dù chưa ăn được nhiều.
  • Số lượng thức ăn hoặc bữa ăn chưa hợp lý, quá ít hoặc quá nhiều.

 

3. Thay đổi sinh lý hoặc bệnh lý

  • Những thay đổi sinh lý của trẻ giữa các giai đoạn.biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng,… đều là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
  • Trẻ có sức đề kháng kém, gặp các bệnh nhiễm khuẩn.hoặc viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi),…thường khiến trẻ khó chịu, hay ốm đau và khóc lóc không chịu ăn.
  • Trẻ biếng ăn có thể gặp khi bé dùng kháng sinh.kéo dài, uống viên sắt, uống vitamin A, vitamin D quá liều.
  • Trẻ bị rối loạn chức năng tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột.hoặc thiếu men tiêu hóa nên đầy bụng, khó tiêu, hấp thu thức ăn kém nên không có cảm giác muốn ăn, dẫn tới biếng ăn, chậm lớn.

III. Chia sẻ bí quyết khắc phục bé biếng ăn dành cho mẹ

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé biếng ăn

 

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé. Vì thế mẹ hãy luôn cho bé bú đều đặn.

Khi trẻ lớn hơn, có thể bắt đầu được ăn những bữa ăn dặm bổ sung thì mẹ phải thật chú ý. Nên cho bé ăn từng ít một  vì hệ tiêu hóa của bé cần có thời gian để thích nghi với những loại thực phẩm mới.

Các loại thực phẩm dinh dưỡng của trẻ cần được phối hợp một cách hợp lý và đầy đủ các loại dưỡng chất đó là: chất đạm, chất béo, chất xơ, bột đường, vitamin và khoáng chất. Điều đó sẽ giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện.

Hãy lên thực đơn dinh dưỡng theo tuần cho con thật đa dạng và hấp dẫn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món thì bé rất mau chán và không muốn ăn. Bạn cũng hãy hãy cố gắng trang trí phần ăn của bé thật đáng yêu và màu sắc ngon lành.

Viết bình luận của bạn