Điều trị sốt virus ở trẻ em

Sốt virus là bệnh gặp chủ yếu gặp ở trẻ, bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp với triệu chứng điển hình là trẻ đột ngột sốt cao 39 – 40 độ C. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Biến chứng nguy hiểm của sốt virus

Những khoảng thời gian cuối năm là lúc nhiều dịch bệnh bùng phát trên cả nước do thời tiết diễn biến thất thường, có lúc nắng, lúc mưa rét nên tạo điều kiện thuận lợi cho các virus phát triển, trong đó có dịch sốt virus.

Sốt virus có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn non nớt. Bệnh thường không nguy hiểm và tự hồi phục, nhưng sốt vius trẻ em có thể dẫn đến bội nhiễm nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Viêm phổi: Đây là biến chứng nặng và rất thường gặp với những diễn biến phức tạp, nguy hiểm nếu bùng phát thành dịch.
  • Viêm phế quản: Rất thường gặp khi trẻ dưới 1 tuổi bị sốt virus và gây nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời.
  • Viêm thanh quản: Dẫn tới khó thở, thiếu o-xi trong cơ thể.
  • Viêm cơ tim: Nếu trẻ hết sốt nhưng vẫn mệt mỏi, không chơi, không ăn được thì có thể đã bị viêm cơ tim gây loạn nhịp tim, ngừng tim.

2. Triệu chứng sốt virus ở trẻ em

Sốt cao ≥ 39 độ C

Triệu chứng phổ biến nhất của sốt virus ở trẻ nhỏ là sốt cao trên 38,5 độ C

Sốt cao: Triệu chứng phổ biến nhất của sốt virus ở trẻ nhỏ là sốt cao, thân nhiệt cơ thể bé trên 38,5 độ C hoặc có lúc tăng cao từ 40-41 độ C.

Rối loạn tiêu hóa: Đây là dấu hiệu tương đối phổ biến ở sốt virus trẻ em, đường tiêu hóa thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa với những biểu hiện như phân lỏng, nhiều chất nhầy và bé không chịu ăn.

Viêm đường hô hấp: Khi bị sốt virus, triệu chứng viêm long đường hô hấp có thể xuất hiện cùng lúc với sốt hoặc sau khi sốt vài ngày với những biểu hiện như ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đỏ họng...

Nổi hạch: Thông thường, hạch nổi ở vùng đầu, cổ, mặt. Hạch sưng to, gây đau, mẹ có thể nhìn hoặc sờ thấy bằng tay. Khi bị nổi hạch làm bé vô cùng khó chịu.

Một số dấu hiệu khác: Phát ban xuất hiện sau khi sốt 2-3 ngày, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt hơn; Kết mạc mắt có thể đỏ, có ghèn, chảy nước mắt; nôn có thể xảy ra sau khi trẻ ăn; trẻ mệt mỏi, đau khắp người và quấy khóc liên tục.

3. Điều trị sốt virus ở trẻ

Nước

Mẹ nên cho bé uống nhiều nước để bù nước

Đối với các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, do vậy ở bệnh sốt virut cách điều trị cũng vậy. Các biện pháp điều trị thường áp dụng là:

Thường xuyên cặp nhiệt độ cho trẻ:

  • Nhiệt độ của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 – 0,4 độ. Ví dụ: nhiệt kế ghi 38 độ C thì thân nhiệt thật sự của trẻ là 38,4 độ C.

Hạ sốt:

  • Khi trẻ bị sốt, hạ sốt cho trẻ bằng cách cho trẻ nằm ở phòng thoáng, không có gió lùa, nhiệt độ phòng không quá thấp hơn nhiệt độ cơ thể.
  • Chườm mát cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, mặc quần áo rộng rãi, cởi bỏ bỉm, bỏ bớt chăn cho trẻ khi đang sốt cao. Lưu ý: Không được chườm nước lạnh cho trẻ, bởi vì sẽ gây sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi.

Bù nước và điện giải:

  • Cho trẻ uống nhiều nước, oresol (pha thuốc đúng tỷ lệ, nếu quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng chất điện giải cần thiết, nếu quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng quá tải các chất điện giải). Với trẻ còn bú thì cho trẻ bú đủ.
  • Trong trường hợp sốt virus ở trẻ nhỏ > 38,5 độ C thì mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt, thường dùng là paracetamol với liều 10 – 20 mg/kg thể trọng.
  • Trường hợp trẻ không uống được thì dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước và chất điện giải.

Chống bội nhiễm:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ bằng cách lau người bằng nước ấm;
  • Thay quần áo thường xuyên cho trẻ.
  • Nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Dinh dưỡng:

  • Khi bé bị sốt virus mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp...
  • Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để bé có thể ăn được nhiều hơn.
  • Bổ sung vào chế độ ăn của bé các loại rau, củ quả để tăng cường sức đề kháng.

Nghỉ ngơi đầy đủ:

  • Cho trẻ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
  • Mẹ nên cho bé nghỉ học 1 tuần để hoàn toàn khỏe lại và không lây bệnh sang cho các bé khác.

4. Biện pháp phòng ngừa sốt virus ở trẻ

Tiêm phòng viêm gan A

Cha mẹ nên chú ý tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ

Cha mẹ nên chú ý tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ

Phòng tránh sốt virus ở trẻ em bằng cách:

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng cho con.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát để ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hạn chế để trẻ cho đồ chơi vào miệng.
  • Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ đang nhiễm bệnh hoặc đến những chỗ đông người, nơi đang có dịch bệnh xảy ra.

Trường hợp trẻ sốt trên 39 độ dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng. Hoặc trẻ có dấu hiệu lơ mơ, ngủ li bì, lên cơn co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày, cần phải đưa trẻ đến khám ngay tại cơ sở y tế uy tín.

Để phòng tránh sốt virus và các bệnh khác ở trẻ, cha mẹ nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm.

Lysine rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, Lysine thúc đẩy sản xuất men tiêu hóa để kích thích trẻ ăn ngon hơn và tiêu hóa dễ dàng, hiệu quả, gia tăng chuyển hóa thức ăn, hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Tăng cường Lysine cho bé còn giúp cơ thể tạo kháng thể, phát triển sức đề kháng giúp làm giảm ho, loãng đờm.

Viết bình luận của bạn