Chuyên gia giải đáp: Bé lười bú bình phải làm sao ?
Bé lười bú bình phải làm sao là thắc mắc khiến rất nhiều mẹ đau đầu, lo lắng gửi đến chuyên gia của Vibeyeu.com.vn. Bài viết sau đây chuyên gia sẽ đưa ra các cách khắc phục tình trạng lười bú bình của con, các mẹ hãy tham khảo và áp dụng ngay nhé!
Tại sao bé lười bú bình?
Một trong những điều bố mẹ cần lưu ý khi nuôi con. Khi muốn biết bé lười bú bình phải làm sao bố mẹ hãy chú ý tìm hiểu rõ nguyên nhân trước trên cơ sở đó mới có cách khắc phục chính xác tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé nhà bạn.
- Bé thích ti mẹ hơn ti bình vì ti của mẹ mềm mại
- Có thể bé không thích bú bình do người cho bé ăn là người mới khiến bé chưa quen nên sẽ phản ứng lại bằng cách không bú bình.
- Bé có thể quen hơi sữa của mẹ, bé thích rúc vào mẹ để đòi ti nên nhất quyết không chịu hợp tác bú bình.
- Bé trong giai đoạn mọc răng, bé thích cắn chặt răng vào núm vú mẹ chứ không chịu mút sữa bình.
Cách tập bú bình hiệu quả cho mẹ và bé
Bạn hãy chọn ti bình mềm mại gần giống ti mẹ nhất (bình pigeon, avent…). Có rất nhiều loại cho các mẹ lựa chọn. Các mẹ cũng lưu ý về size của núm ti khi mua bình nhé!
Thời điểm tập ti bình nên tránh vào các tuần khủng hoảng của bé. Vì thời điểm đó các bạn ấy đã phải tiếp thu rất nhiều thứ mới và cực kỳ cáu kỉnh rồi nên các mẹ không cần cho bé thêm “bình ti” mới nữa.
Bạn nên hút sữa mẹ ra và cho bé ti bình bằng sữa mẹ. Trước khi ti, bạn hãy hâm sữa ở nhiệt độ 40 để sữa ấm tương đương với việc bú trực tiếp.
Trẻ không bao giờ để cho mình bị đói. Bạn hãy nhớ lấy điều này. Con người ai cũng có bản năng sinh tồn. Các bé thì lại có bản năng sinh tồn mạnh mẽ hơn cả. Vì thế, hãy kiên nhẫn khi bé chưa chịu ti bình. Bạn đừng vạch ti mẹ lên khi bé phản đối cái bình. Đến cữ ăn, bạn hãy mời bé ti bình, nếu bé không ăn sau 3 lần mời thì hãy cất bình đi và đợi cữ tiếp theo. Không nên mời bé liên tục vì như thế sẽ rất dễ cáu và càng không ưa bạn bình đâu.
Bố hoặc bà sẽ giới thiệu bình ti cho bé và mẹ hãy đi ra khỏi phòng. Như vậy bé sẽ hiểu rằng nguồn thức ăn hàng ngày của mình không ở đây, mình phải chấp nhận ăn bình hoặc là chịu đói thôi và tất nhiên các bé sẽ măm măm khi đói thôi mà. Hãy nhớ rằng, khi bố và bà giới thiệu bé ti bình thì mẹ hãy hướng dẫn kỹ thuật ti bình đúng cách.
Khi tập ti bình, bạn hãy cho bé tập tất cả các cữ trong ngày cho đến khi bé ti bình quen. Sau đó, mẹ hãy tập cho bé ti bình, thay vì bố hoặc bà như trước. Khi đã quen ti bình thì cường độ phản đối của bé sẽ giảm nhưng tất nhiên vẫn có. Mẹ cũng hãy kiên nhẫn nếu bé không hợp tác ti. Sau khi mời 3 lần không được, mẹ hãy cất bình đi và đến cữ thứ 2 tiếp tục mời. Tuyệt đối không vạch ti ra bởi vì sợ bé đói. Nếu mẹ vạch ti ra là mọi thứ hỏng bét rồi.
Sau khi bé ti bình thạo, nếu bạn muốn bé ti bình và ti mẹ song song, bạn hãy chọn 1-2 cữ cố định cho việc ti bình. Như thế bé sẽ chủ động trong việc ti mẹ và ti bình. Tránh việc bé từ chối ti mẹ hoặc từ chối ti bình sau này.
KIÊN NHẪN, KIÊN NHẪN VÀ THỰC SỰ KIÊN NHẪN. Rất nhiều bé không hợp tác trong việc ti bình. Có bé thà chịu đói cả ngày nhưng vẫn không chịu ti bình. Không sao cả, mẹ vẫn phải kiên trì thì bé sẽ chấp nhận thôi. Cho nên KIÊN NHẪN là một điều quan trọng khi tập ti bình cho bé.
Đừng tạo thói quen xấu trong ăn uống cho bé khi tập ti bình. Có nhiều chia sẻ đưa ra là cho bé chơi đồ chơi hoặc bật tivi, bật nhạc để đánh lạc hướng chú ý của bé. Câu trả lời là ĐỪNG BAO GIỜ LÀM THẾ! Bạn hãy để cho bé ăn uống một cách lành mạnh với những thói quen tốt từ nhỏ.
Cha mẹ có thể nhập tâm cho bé dần dần: Ví dụ: Mẹ sắp đi làm trở lại, con hợp tác bú bình để không bị đói bụng trước khi mẹ về nhé!
Lưu ý: (Bình bú và ti giả bị cấm dùng cho trẻ sơ sinh theo quy định của Nghị định 100/NDCP2014 – nghĩa là không dùng dù chỉ 1 cữ, nếu có phải dùng bình/ ti giả thì không dùng trước khi bé 6 tuần tuổi).
Bú bình rất khác so với bé mẹ trực tiếp, khi bé bú mẹ trực tiếp các luân xa từ miệng bé sẽ tác động trực tiếp vào núm vú, gửi cho mẹ những thông điệp dinh dưỡng và kháng thể mà bé cần. Chính vì vậy, cơ thể mẹ sản xuất sữa theo nhu cầu của bé.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các cha mẹ vượt qua giai đoạn đau đầu này nhé, chúc các con hay ăn chóng lớn!
Hãy thường xuyên truy cập website https://vibeyeu.com.vn/ và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.