Chơi, học và phát triển cùng con bạn
Chăm sóc con cũng bao gồm cả học và chơi cùng con. Sự tương tác từ người lớn đặc biệt là cha mẹ sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình cảm. Vậy bạn nên thực hiện các phương thức nào để giúp con vừa học vừa chơi vẫn đẩy mạnh phát triển kỹ năng lẫn trí tuệ.
1. Chơi cùng con khi bé ở tháng đầu tiên
Dành thời gian chơi cùng con là một trong những phương pháp giáo dục trẻ ai cũng cần chú ý. Ngày nay, y khoa đã chứng minh rằng sự phát triển của trẻ là kết quả của cả quá trình lâu dài. Nếu phụ huynh biết cách chơi hay học cùng thì khi lớn lên trẻ sẽ tự tin và có trí tuệ cao hơn.
Trong giai đoạn sơ sinh tháng đầu tiên đôi mắt trẻ đang phát triển. Mắt của trẻ chưa hoàn thiện nên chúng sẽ chỉ nhìn thấy những vật thể có màu sắc và chỉ nhìn được hình khối chứ không nhìn rõ chi tiết mọi thứ xung quanh. Để con an tâm bạn hãy ôm con nói chuyện để bé nghe âm thanh quen thuộc và cảm nhận hơi ấm tình cảm của bố mẹ.
2. Khi trẻ bước sang tháng thứ 2
Qua tháng đầu tiên trẻ đã bắt đầu thích nghi với môi trường xung quanh và có những hành động tương tác trở lại. Bạn có thể hát cho con nghe, thực hiện một số hành động như vỗ tay cổ vũ để giúp trẻ phát triển các giác quan đặc biệt là thị giác.
Bắt đầu từ thời điểm này, trẻ sẽ ghi nhớ và học theo những gì người thân làm với chúng. Nếu người lớn dành thời gian để nói chuyện tương tác trẻ sẽ được phát triển ngôn ngữ đồng thời phản xạ tay và mắt cũng nhanh nhẹn hơn.
Khi lớn hơn chút bé sẽ bắt đầu biết cách nắm bắt cảm xúc và cử chỉ của mọi người xung quanh. Khi trẻ lớn hơn chút những hành động bắt chước sẽ hiện rõ cho bạn thấy.
Ba mẹ có thể chơi cùng trẻ 2 tháng tuổi bằng cách hát cho trẻ nghe
3. Trẻ 3 tháng tuổi
Bước sang tháng thứ 3 hầu hết trẻ sẽ học lẫy và biết chơi một số món đồ. Lúc này khả năng học hỏi bắt chước của bé sẽ dễ nhận thấy hơn. Đồng thời bé sẽ thay đổi một số tính cách dễ cáu kỉnh khi không được như ý. Vì vậy bạn nên chú ý và khuyến khích con bình tĩnh xử lý từng vấn đề.
Từ 3 tháng, bạn nên bắt đầu cho bé cầm nắm đồ vật. Lúc này bé chưa thể cầm chắc và dễ bị rơi nhưng tập cầm nắm sẽ giúp tay và hệ thần kinh của bé phát triển tốt hơn. Bạn hãy cho bé chơi các món đồ có màu sắc và tiếng kêu để bé cảm nhận.
Bé sẽ thích thú với những món đồ chơi phát ra âm thanh, ánh sáng. Đồng thời bé sẽ kết hợp việc học lật và lăn ở giai đoạn này để phát triển cơ và xương. Bố mẹ có thể khuyến khích con mình nằm sấp chơi để bé vừa có cảm giác với đồ chơi vừa chịu khó học lẫy.
4. Trẻ 4 tháng tuổi
Sau khi trải qua 3 tháng cữ, em bé của bạn đã phát triển khá hoàn thiện. Lúc này cân nặng của bé có thể gấp đôi lúc ra đời hoặc nhiều hơn. Đồng thời bé bắt đầu bi bô phát ra những âm thanh để gọi cũng như nhờ người thân giúp đỡ. Việc học cùng con vào lúc này bắt đầu có những bước tiến rõ rệt.
Bạn có thể thấy việc các bé bước sang tháng thứ 4 bắt đầu biết cách biểu lộ tình cảm rõ rệt hơn. Khi vui bé sẽ cười thành tiếng, buồn có thể ngồi nhìn hay xị mặt. Khi không hài lòng với bất kỳ điều gì xung quanh bé sẽ có hành động khóc thét và giận giữ.
Khả năng cầm nắm của trẻ đã chắc hơn trước, bé sẽ cầm được những vật vừa với lòng bàn tay. Đồng thời bé bị buồn khi bị cù. Phản xạ này là mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ vì 3 tháng đầu bạn cù trẻ không có phản xạ gì.
5. Trẻ 5 tháng tuổi
Bước sang tháng thứ 5, khả năng nghe nhìn của trẻ bắt đầu phát triển rõ hơn. Thị giác và thính giác bắt đầu hoạt động mạnh hơn. Bé sẽ bập bẹ một số âm thanh cơ bản dễ nói như “a” , “e”.....
Lúc này bạn nên chỉ cho bé biết một số phụ âm hay nguyên âm để trẻ học cách đọc. Đồng thời bạn hãy chỉ và đọc tên các đồ vật để bé ghi nhớ và nhận dạng từng đồ. Bé sẽ lặp đi lặp lại bắt chước nên bạn cần dành thời gian dạy con nói những từ đã được học.
6. Trẻ 6 tháng tuổi
6 tháng tuổi là dấu mốc đánh giá sự phát triển sau giai đoạn sơ sinh của trẻ. Ở thời điểm này trẻ bắt đầu học ngồi và thay đổi thói quen ăn uống. Từ uống sữa mẹ hoàn toàn, trẻ bắt đầu tập ăn dặm.
Lúc này bé đã biết bò để lấy món đồ bé cần. Bạn nên để đồ chơi trên sàn để cổ vũ bé hoạt động nhiều hơn. Trong những giai đoạn đầu đời, bé chịu khó hoạt động thì hệ cơ xương sẽ phát triển mạnh giúp bé mau biết đứng và bước đi.
Đồ chơi của bé nên chọn kích thước lớn vừa tay mà hạn chế nguy cơ bé bỏ vào miệng. Hơn nữa bạn không nên để bé chơi ngoài tầm nhìn tránh con bị ngã hay tai nạn nguy hiểm đến vùng đầu.
7. Trẻ 7 tháng tuổi
Bước qua 6 tháng, các bé đã hoàn thiện không ít kỹ năng cơ bản. Sang đến tháng thứ 7, việc cầm nắm đồ vật của các bé gần như thành thục và ít bị rơi hơn. Trong những tháng tiếp theo, bé sẽ có nhiều hành động để tăng cảm giác cho đôi tay.
Để trẻ làm quen cũng như phát triển các dây thần kinh nối liền tay bạn nên cho con cầm nắm đồ chơi nhiều kích thước. Việc cho bé cầm món đồ nhỏ sẽ nguy hiểm nếu không có sự trông chừng của cha mẹ. Hãy để ý đến con tránh bé nuốt phải đồ chơi khi vô ý bỏ chúng vào miệng.
Chiếc thìa hay cái lục lạc có thể là món đồ dễ cho bé cầm. Hình dáng chúng cũng giúp khả năng nắm tay bé được rèn luyện nhiều hơn. Một cách giúp bé luyện tập đôi tay là chơi với cỏ. Ban đầu bé sẽ có cảm giác sờ vào sau đó là túm và giật chúng lên. Những hành động này sẽ tăng trí sáng tạo và cảm giác cho đôi tay sau này.
8. Trẻ 8 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, bé đã bò khá nhanh và luôn để ý bất kỳ đồ vật nào trong tầm ngắm. Hãy cố gắng dọn thật gọn không gian vui chơi của bé. Lưu ý chỉ nên để bé cầm nắm đồ chơi tránh để bé nghịch đồ vật nguy hiểm trong nhà như dao, kéo....
Một số bé chú ý đến vật dụng bếp bạn cũng có thể lựa chọn rổ, rá hãy xoong nồi phù hợp để bé tập làm quen. Trong quá trình chơi cùng con, bạn cũng đừng quên đặt ra những câu hỏi về tên đồ vật hay bộ phận cơ thể. Lúc này bạn có thể học cùng con một số kiến thức về tên đồ vật.
Việc giúp bé nhận biết tên đồ vật hay bộ phận cơ thể sẽ tốt cho hoạt động của bé. Sau này khi trẻ biết nói, con sẽ không bỡ ngỡ vì không biết cách gọi tên đồ vật như thế nào.
9. Trẻ 9 tháng tuổi
Bước sang tháng thứ 9, bé đã được làm quen và biết nhiều món đồ hơn. Sự tò mò mỗi lúc một lớn bé sẽ có thể khám phá nhiều đồ vật được đặt trong nhà. Chúng đã bắt đầu học cách mở những chiếc tủ trong nhà. Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong giai đoạn này, bạn nên khóa những tủ chứa đồ có khả năng gây nguy hiểm.
9 tháng tuổi là giai đoạn bé có thể nghe truyện hay đọc truyện bằng hình ảnh. Tuy nhiên ở tuổi nhỏ bé có xu hướng xé sách hoặc ném sách nên phần lớn các sách cho lứa tuổi này được làm bằng vải hoặc có bìa cứng. Việc bé khám phá những cánh cửa cũng là một cách để phát triển tầm nhìn lẫn cảm giác đôi tay.
Sự tò mò với vạn vật xung quanh tăng dần khi bé lớn. Đặc biệt là những vật dụng nguy hiểm bé lại càng muốn khám phá. Hãy luôn chỉ cho con và nhắc nhở bé là món nào nguy hiểm món nào có thể chơi để bảo vệ con khỏi tai nạn ngoài ý muốn.
10. Khi trẻ 10 tháng tuổi
Thông thường ở tháng thứ 10 chúng ta sẽ chứng kiến trẻ bắt đầu những bước đi đầu tiên. Nhưng không phải 100% mà có một số trẻ sẽ chậm đi hơn nhưng hầu hết chúng biết đứng và nhấc được một chân khi sang tháng thứ 10.
Đôi mắt trẻ và các giác quan đã phát triển đầy đủ để có thể hoạt động. Bạn nên dạy con cách tìm kiếm một đồ vật bị mất trong giai đoạn này. Việc kiếm đồ sẽ giúp con nhanh nhạy và vận dụng đôi mắt cùng sự suy luận tốt hơn. Tuy nhiên sự chú ý là một yếu tố cần quan tâm. Trẻ rất dễ sao nhãng bạn cần chọn món đồ có sức hút để trẻ dễ tìm và cảm nhận sự cần thiết khi tìm chúng.
11. Khi trẻ 11 tháng tuổi
Tháng thứ 11 là thời điểm các kỹ năng cơ bản gần như đã xuất hiện khác hoàn chỉnh. Tuy nhiên khả năng ngôn ngữ có thể sẽ hoàn thiện muộn hơn tùy thể trạng và khả năng phát triển của mỗi bé. Nhìn chung việc rèn luyện cho con chơi trò chơi hay tập hát sẽ được thực hiện phổ biến ở giai đoạn này.
Bước đến tháng 11 bé sẽ thích thú nếu được dạy nói các từ đơn. Bạn có thể nói chậm rãi để bé nghe sau đó bé sẽ phát ra âm thanh bằng cách nhại lại. Một số gia đình do quá bận rộn đã chọn chương trình dạy học hay cho bé xem phim hoạt hình để tương tác với các nhân vật.
Theo như ý kiến và lời khuyên từ các chuyên gia, cho bé tiếp xúc quá sớm với tivi hay thiết bị thông minh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não. Các thiết bị thông minh có một lực hấp dẫn khiến bé dễ nghiện quên đi mục đích chính là tương tác với nhân vật trong đoạn clip.
12. Mốc 1 tuổi của trẻ
Bước đến tháng thứ 12 trẻ đã sắp tròn 1 tuổi và trải qua rất nhiều sự vật sự việc trong 1 năm đầu đời. Một số bé có thể đã nói được những từ đơn ở thời kỳ này. Có thể bé sẽ nhại lại theo những từ người lớn chỉ chúng nói. Một số thì đã biết đi và cũng có bé chỉ biết bò.
Hầu hết các trẻ sơ sinh đều phát triển đúng theo từng mốc trong đời. Chỉ một số lượng cực nhỏ là phát triển sớm hơn hoặc chậm hơn với các giai đoạn được dự báo.
Bạn có thể theo dõi sự phát triển của con qua chỉ số cân nặng để so sánh với tiêu chuẩn mà cân đối dinh dưỡng. Với trường hợp bé đến tuổi mà có biểu hiện bất thường kèm với chậm nói hoặc chậm đi hay có cả chậm nói lẫn chậm đi thì bạn cần cho con đến gặp bác sĩ.
Ngày nay dưới sự tiến bộ của y học, các bà mẹ đã chơi cùng con ngay từ khi bé còn ở trong bụng. Điều đó được gọi tên là thai giáo. Các bé sẽ được rèn luyện phản xạ sớm giúp kích thích dây thần kinh phát triển. Sau khi ra đời, ở mỗi giai đoạn các bậc phụ huynh cũng sẽ tìm hiểu và cho con tiếp cận với những phương pháp giáo dục tối ưu.
Dù con đang trong lứa tuổi nào thì cách chăm sóc con của cha mẹ cũng góp vai trò quan trọng. Hãy dành thời gian để vui chơi cùng con hay dạy con học để bé cảm nhận được tình yêu thương đồng thời có nhiều cơ hội phát triển trí tuệ.