Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng

Cách chăm sóc bé sơ sinh

Lần đầu làm cha mẹ, hẳn bạn sẽ rất bối rối trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng cách. Có thể bạn sẽ rất bối rối khi có quá nhiều điều phải học và thích nghi sau khi sinh em bé. Hãy đọc bài viết dưới đây của Huggies để biết thêm những thông tin về cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi.

Những điều cần biết về trẻ sơ sinh mới chào đời

Bạn đã trải qua quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh nở và bây giờ sẵn sàng về nhà và bắt đầu cuộc sống với em bé của mình. Tuy nhiên khi về nhà, bạn có thể cảm thấy như không biết mình phải làm gì? Những điều cần biết về trẻ sơ sinh này có thể giúp những bậc cha mẹ lần đầu tiên lo lắng nhất cũng cảm thấy tự tin hơn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh. 

  • Em bé có thể trông hơi khôi hài một chút: Khác xa với hình ảnh những đứa trẻ mũm mĩm mà bạn thường thấy trên mọi trang bìa tạp chí, em bé mới sinh thường có khuôn mặt sưng húp và có đôi mắt thường nhắm nghiền. Nhưng chẳng bao lâu nữa, đứa bé sẽ trở thành một em bé xinh đẹp như bạn tưởng tượng.
  • Lần đầu tiên em bé đi phân su: Trong vài ngày đầu tiên, phân của bé bao gồm phân su, một chất dính màu xanh lục đen lót trong ruột của bé khi mang thai. Để làm sạch nó, hãy lau mông của bé bằng một miếng bông gòn nhúng nước. Nếu sau 2-3 ngày sau sinh mà em bé của bạn vẫn chưa đi ngoài phân su, ngay lập tức báo cho bác sĩ khám và xử lý kịp thời. Đây có thể là dấu hiệu bất thường có khả năng kèm theo các bệnh lý nguy hiểm.
  • Em bé sơ sinh không ngủ suốt đêm: Trẻ sơ sinh sẽ thức giấc vào ban đêm nhiều như vào ban ngày vì lý do dinh dưỡng. Sau khi sinh, em bé của bạn sẽ cần thức ăn để tăng trưởng và phát triển và vì bụng của trẻ sơ sinh vẫn còn rất nhỏ, bé hấp thụ đủ dinh dưỡng đủ cho vài giờ và sau đó cần một cữ bú khác. Hay mong đợi con bạn thức dậy thường xuyên cứ sau hai đến ba giờ một lần trong những ngày đầu này để bú.
  • Da của trẻ sơ sinh có thể bong tróc: Sau khi chào đời, việc bé tiếp xúc với không khí khô có thể tàn phá làn da nhạy cảm của bé. Vào khoảng ngày thứ hai hoặc thứ ba, bạn có thể nhận thấy da của trẻ trở nên bong tróc khi nó thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Nhưng đừng lo lắng, điều này sẽ tự khắc phục trong thời gian ngắn.
  • Em bé sơ sinh có thể sẽ khóc rất nhiều: Khóc là cách duy nhất của bé để giao tiếp với bạn và biểu thị cơ thể và tâm trạng của bé. Vì vậy, hãy mong đợi thật nhiều vào điều đó. Lúc đầu, điều này sẽ hơi quá sức, đặc biệt là trẻ sẽ khóc khi đói, nóng hoặc lạnh, mệt mỏi, cảm thấy cô đơn,... Sau một thời gian, bạn sẽ tìm ra cách phản ứng với từng loại tiếng khóc.

    Bé bắt đầu ngắm nghía toàn bộ gương mặt của bạn

    Chăm sóc em bé sơ sinh sẽ là một thử thách cho các ông bố bà mẹ trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

    Cách chăm sóc trẻ mới sinh mới lọt lòng từ A – Z

    Việc chăm sóc trẻ mới sinh thực ra cũng không quá khó khăn, phức tạp như trong tưởng tượng của những ông bố, bà mẹ lần đầu “lên chức”, nhất là khi mẹ “nằm lòng” những bí quyết sau đây.

    Cách bế trẻ sơ sinh đúng cách

    Với những bé mới lọt lòng, tư thế bế trẻ an toàn và dễ dàng nhất là cho bé nằm ngang. Mẹ cố gắng giữ cho phần đầu và cổ của bé nằm trên một đường thẳng, bụng bé ép vào bụng mẹ, mặt bé quay vào ngực mẹ. Với những bé từ 3-5 tháng tuổi, mẹ có thể thử bế bé theo hướng thẳng đứng. Tuy nhiên, mẹ đừng giữ con trong tư thế này lâu quá nhé. Nhìn chung, cách bế trẻ mới lọt lòng đúng cách trong giai đoạn này vẫn là bế bé theo hướng nghiêng.

    Với những bé từ 6 tháng tuổi trở đi, hệ xương đã cứng cáp hơn nhiều nên mẹ có thể bế bé theo nhiều tư thế khác nhau. Tuy nhiên, tuyệt đối không bế ngang hông trẻ, tránh ảnh hưởng đến dáng đi của trẻ khi lớn lên, mẹ nhé!

    Cách cho bé sơ sinh bú đúng cách

    Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, chỉ có thể chứa được 30 – 90ml sữa mỗi cữ bú, và cứ 2-3 tiếng bé sẽ bú một lần. Tùy từng trường hợp sẽ có bé bú nhiều hơn hoặc ít hơn. Mẹ cũng cần chú ý đến dấu hiệu bé đói. Một số bé khóc rất to, một số khác lại chỉ mút tay, chép môi, quay đầu tìm sữa mẹ.

    Trong vài ngày đầu tiên sau sinh, trẻ sơ sinh sẽ giảm khoảng 7% trọng lượng cơ thể. Đây là điều hoàn toàn bình thường do bé thải phân su (chất cặn bã tích tụ trong bụng khi bé ở trong tử cung của mẹ). Mẹ đừng vì thấy bé giảm cân mà cố ép bé bú nhiều hơn lượng sữa bé cần nhé. Nên nhớ dạ dày của bé rất nhỏ, bé không có khả năng bú nhiều như mẹ nghĩ đâu.

     Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, thậm chí ngủ quên ăn. Nên mẹ cứ cách 2-3 tiếng phải đánh thức bé dậy bú, nếu không bé đói sẽ bị hạ đường huyết. Khi đánh thức bé, tuyệt đối không lay người bé, vì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh non nớt của bé. Thay vào đó, mẹ cù chân nhẹ nhàng để bé thức giấc. Một lưu ý nữa là tuyệt đối không để bé vừa ngủ vừa bú, và không bú nằm vì sẽ khiến bé sặc rất nguy hiểm.

    Trẻ sơ sinh cần được ợ hơi sau mỗi cữ bú để không bị khó chịu trong bụng. Theo Parenting, cách đơn giản nhất cho bé ợ hơi là mẹ bế bé lên tựa vào vai mình, một tay đỡ mông chân bé, tay kia vỗ nhẹ lên lưng bé.

    Bé sơ sinh cũng hay bị nấc. Mẹ đừng quá hoảng hốt vì đây là hiện tượng bình thường do các cơ quan của bé chưa hoàn thiện như người trưởng thành. Nôn trớ cũng vậy, mẹ đừng quá lo lắng nhé. Nếu bé nôn trớ nhiều kèm khóc liên hồi không dứt thì mới phải đưa bé đến bệnh viện.

    Cách cho bé mới lọt lòng bú thông thường gồm 2 bước đơn giản sau

  • Bước 1: Sau khi vệ sinh đầu vú bằng khăn sạch  và nước ấm, mẹ ôm bé vào lòng sao cho mũi bé ngang với núm vú. Lưu ý, bế trẻ để ngực bé áp vào ngực mẹ, bụng bé áp vào bụng mẹ mới là tư thế cho con bú đúng, mẹ nhé!
  • Bước 2: Nhẹ nhàng đưa đầu vú chạm vào mũi bé, kích thích bé mở miệng. Ngay khi bé mở to miệng, mẹ vòng tay xuống dưới người bé đỡ phần lưng và vai để ôm sát bé vào người. Cố gắng cho bé ngậm cả quầng vú mẹ.

Bao lâu thì nên thay tã cho trẻ sơ sinh?

Trung bình, trẻ cần được thay tã sau mỗi 4 giờ, bất kể tã có bẩn hay không. Nếu kiểm tra tã của trẻ còn “sạch” thì mẹ cũng nên thay tã cho con khi hết 4 tiếng đồng hồ để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho bé, và tất nhiên nếu bé “tè dầm” hoặc làm ướt tã thì mẹ phải thay ngay cho bé một chiếc tã mới trước khi vết bẩn có thể bám vào da bé.

Đặc biệt trong những tháng đầu đời, cần rút ngắn thời gian thay tã cho trẻ hơn nữa, cụ thể là 2-3 tiếng trẻ sẽ cần được thay tã mới.

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh đơn giản

Tuần đầu tiên mẹ con ta gặp nhau, con có thể đi tiêu từ 8-12 lần một ngày, lúc đầu là phân su có màu xanh sau đó sẽ thay đổi màu sắc tùy vào chế độ ăn của mẹ. Vì đi nhiều nên mẹ phải chuẩn bị ít nhất từ 8-12 chiếc tã một ngày. Nếu không thay tã kịp thời, làn da mỏng manh của con sẽ bị tổn thương, bộ phận nhạy cảm của con dễ bị nhiễm trùng, nhất là khi mẹ sử dụng các loại tã dán cho con kém chất lượng.

 

Viết bình luận của bạn