Cách chăm bé chậm tăng cân

-Chậm tăng cân là tình trạng gặp phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng hậu quả nó mang lại vô cùng nghiêm trọng đối với trẻ.

-Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân. Tuy nhiên, dù bé chậm tăng cân do bất kỳ nguyên nhân nào thì cũng dẫn tới việc bé thiếu dưỡng chất, thiếu năng lượng. Khi cơ thể không được cung cấp đủ chất, đủ năng lượng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh tấn công, khiến trẻ dễ mắc bệnh. Khi trẻ mắc bệnh, trẻ dễ mệt mỏi và càng biếng ăn, càng chậm lớn, chậm tăng cân hơn. Nó tạo thành 1 vòng luẩn quẩn khiến cha mẹ đau đầu không biết phải bắt đầu giải quyết vấn đề từ đâu.

+Ngoài ra, đối với quá trình phát triển trí não, việc cung cấp không đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như: chất béo, sắt, iod, DHA, Taurine.. làm cản trở quá trình hoàn thiện của não bộ, giảm khả năng học tập và ghi nhớ, khiến trẻ lờ đờ, chậm giao tiếp…gây nhiều hệ lụy về sau.

+Kém hấp thu, chậm tăng cân kéo dài còn có thể dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, khiến trẻ khi lớn không đạt được chiều cao bằng các bạn cùng độ tuổi.

+Tăng lượng calo trong sữa mẹ: điều chỉnh chế độ ăn của mẹ, thêm 1 lượng sữa công thức chuyên dùng cho phụ nữ đang cho con bú

+Tăng lượng calo trong sữa công thức bằng cách thêm chất bổ sung calo như maltodextrin hoặc dầu ngô

Sữa làm từ thực vật như đậu nành, hạnh nhân, gạo, dừa… không phù hợp với trẻ sơ sinh

-Tư thế bú: Các mẹ nên ngồi ở tư thế thư giản thoải mái, sau đó bế bé bằng 2 tay sao cho mặt bé đối diện với vú mẹ, và đầu với thân phải thẳng hàng. Khi cho ngậm ti, mẹ nên áp sát bé vào người, bụng bé sát bụng mẹ và cằm bé phải chạm vào vú mẹ. Miệng bé cần há to và ngậm hết cả vùng quầng ngực, để sữa có thể ra dễ dàng hơn. Nên cho bé bú hết một bên bầu vú rồi mới chuyển sang bên còn lại.

+Trẻ sơ sinh từ 0-4 tháng cần được cho bú thường xuyên, thường 8-12 lần mỗi ngày, trẻ lớn hơn cần 4-6 lần cho ăn mỗi ngày

Bổ sung lợi khuẩn qua men vi sinh dùng được cho trẻ sơ sinh để tăng cường miễn dịch, giúp trẻ hấp thu tối đa dinh dưỡng từ sữa mẹ, phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ.

 

-Trên là những giải đáp giúp các mẹ chăm con, nếu các mom còn những thắc mắc gì thì hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ và chuyên gia của chúng tôi tư vấn và giải đáp các thắc mắc nhé.

Viết bình luận của bạn